Và !important; như thấu hiểu được những suy nghĩ của giáo viên, các bậc PH cùng các con HS thân yêu đã tự đặt mục tiêu cho bản thân mình ngay từ đầu năm học. Với những tiết họcOnline cho dù còn nhiều sự mới mẻ, bỡ ngỡ và lần gặp đầu tiên lại chỉ qua màn ảnh của máy tính, Ipad hay điện thoại nhưng cô và trò luôn động viên nhau ngoài việc học tập tốt thì phải giữ gìn sức khỏe để vượt qua đại dịch Covid 19 và phòng chống được các dịch bệnh khác.
Như chúng ta đã biết, thế giới ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nóng. Trong đó, có thể kể đến những vấn đề như chiến tranh, tệ nạn xã hội, sự nóng lên của Trái Đất, ô nhiễm môi trường… Trong đó vấn đề môi trường ô nhiễm là một vấn đề nhức nhối, đang được nhiều nước quan tâm, trong đó có Việt Nam.
Mỗi năm, hàng trăm ngàn tấn rác thải các loại được thải ra. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tất cả chúng ta. Nếu như có thể tái sử dụng chúng thì không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn làm giảm đi lượng rác thải đáng kể. Tái chế là công việc gồm ba thành tố “3T” mà chúng ta vẫn thường thấy ở các câu tuyên truyền. Một là tiết giảm, bạn có thể sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng điện và nước. Chẳng hạn như sử dụng loại bóng đèn tiết kiệm điện. Khi mua hàng, bạn có thể dùng bao bì tái chế, hạn chế dùng bao nylon. Hai là tái sử dụng, nghĩa là bạn có thể tái sử dụng sản phẩm cho lần sau thay vì vứt bỏ đi. Điều này giúp hạn chế rác thải ra môi trường trong khi nó vẫn còn có ích cho cuộc sống của chúng ta. Ví dụ như dùng những sản phẩm có chất lượng tốt, có thể sửa chữa khi hỏng; dùng pin sạc nhiều lần; tận dụng cả hai mặt giấy; dùng bao bì sử dụng nhiều lần… Ba là tái chế, nghĩa là biến các đồ vật, vật liệu đã qua sử dụng thành đồ dùng mới. Chúng ta vẫn thường thấy nhiều sản phẩm có thể tái chế trong gia đình như chai thủy tinh, chai nhựa, giấy các loại, giấy báo, lon nhôm…
Để thực hiện được điều này, tôi đã phát động phong trào “Giữ môi trường Xanh-Sạch -Đẹp” bằng cách tuyền truyền đến phụ huynh và các em HS có thể tái chế với các chai nhựa, giấy báo cũ, giấy carton… thay vì bỏ rác chúng ta có thể sử dụng lại làm chậu cây nho nhỏ trong nhà, hay làm những lọ hoa, cốc đựng bút …
Các bạn học sinh lớp 1A2 đã rất nhanh nhẹn bắt tay ngay vào việc thiết kế những sản phẩm bằng cách tái sử dụng những vật liệu có sẵn trong ngôi nhà của mình. Học sinh Nguyễn Phương Trang sử dụng chai nhựa từ vỏ bia và khéo léo cắt, đục lỗ, cho đất tơi xốp vào trong chai để trồng những cây hoa mười giờ,trang trí cho ngôi nhà của mình thêm đẹp mắt và có bầu không khí trong lành hơn.
Những câ !important;y hoa được mọc lên từ các vỏ chai nhựa
Thù !important;ng carton, giấy màu, bút màu, một đoạn dây thép cũng có thể dùng để tái chế. Em Nguyễn Tiến Nam đã sử dụng những vật liệu đó để làm “ Vòng quay chiếc nón kì diệu giúp cho học tốt môn Tiếng Việt lớp 1”, em có thể vừa học vừa chơi với sản phẩm mà em chế tạo ra.Giúp học tập đạt hiệu quả cao hơn mà không bị nhàm chán với việc học của mình.
Vò !important;ng quay chiếc nón kì diệu giúp cho môn học Tiếng Việt lớp 1
Học sinh Nguyễn Nhất Long, Nguyễn Thanh Hoa, Bù !important;i Diệu Linh đã sử dụng chai nhựa, lõi cuộn giấy vệ sinh, cốc sử dụng một lần và giấy màu các em đã tạo ra được sản phẩm là những “Chiếc cốc đựng đồ dùng học tập” trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Với thông điệp “ Xin đừng vứt bỏ tôi”.
Những chiếc cốc đựng đồ dù !important;ng học tập.
Thiết kế cốc đựng đồ dù !important;ng học tập, chậu trồng cây, chiếc đồng hồ giúp học tốt môn Toán đã được học sinh Hà Quang Gia Khánh làm bằng sản phẩm tái chếnhư: bìa carton, vỏ lon, dây thừng nhỏ…
Thiết kế cốc đựng đồ dù !important;ng học tập, chậu trồng cây, chiếc đồng hồ giúp học tốt môn Toán
Hiểu được tầm quan trọng của những chiếc điện thoại khi học trực tuyến em Lê !important; Hoàng Sơn đã thiết kế giá đỡ điện thoại hỗ trợ cho việc học online hiệu quả hơn bằng sản phẩm tái chế. Em làm từ những vật liệu như: bìa cứng, giấy màu, keo…
Giá !important; đỡ điện thoại hỗ trợ cho việc học online hiệu quả hơn bằng sản phẩm tái chế.
Để đá !important;nh dấu được những trang sách đã học mà không mất nhiều thời gian khi mở sách lần sau. Em Hoàng Minh Khôi rất nhanh trí dùng sợi dây kẹp được làm bằng vải kẹp chặt một đầu cuốn sách. Sau đó khi học đến trang nào em đặt sợi dây vào trang đó để đánh dấu.
Thiết kế dâ !important;y kẹp sách dùng để đánh dấu bài đã học bằng sản phẩm tái chế.
Em Lê !important; Hà An đã sử dụng những vật liệu như: chai nhựa, vỏ lon, hạt sỏi, đá, màu vẽ…để tạo nên đạo cụ học tập cho môn Ân nhạc thêm sinh động hơn.
Thiết kế đạo cụ giú !important;p học tốt môn Âm nhạc bằng sản phẩm tái chế
Để tạo động lực hứng khởi hơn để cho cá !important;c nhà khoa học nhí lớp 1A2 được tỏa sáng, tôi đã động viên khích lệ các con bằng những phiếu khen. Khen cho những suy nghĩ còn non nớt mà đã biết tiết kiệm tiền cho gia đình. Biết bảo vệ môi trường và biết làm đẹp cho ngôi nhà, ngôi trường thân yêu của mình.
Phiếu khen học sinh có những sáng tạo về sản phẩm tái chế
Thô !important;ng điệp mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn là hãy nhớ về 3Tvà cố gắng“Tiết giảm rác thải, tái sử dụng và hãy sử dụng bằng cách tái chế”.Những việc làm này tuy đơn giản nhưng cũng góp phần lớn để bảo vệ môi trường. Chỉ cần chúng ta chú ý một chút là chúng ta có thể làm cho môi trường sống ngày càng xanh,sạch, đẹp hơn.Mong rằng các ý tưởng của những "Nhà khoa học nhí của lớp 1A2" sẽ được thực hiện và mang lại những lợi ích với mọi người. Thông qua hoạt động này, các bạn không chỉ được trải nghiệm mà còn thể hiện sự sáng tạo của mình. Tôi tin rằng trong tương lai các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng, thiết thực góp phần bảo vệ môi trường, đúng như Slogan mà lớp hướng tới “1A2 Tương lai tỏa sáng”.