Bảo vệ quyền trẻ em là trách nhiệm không chỉ riêng ai. (Nguồn: giadinhmoi.vn)
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trẻ em là tương lai của đất nước. Người nói: “Ngày nay, các cháu là nhi đồng. Ngày sau, các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới”. Thế nên, suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Người luôn dành một sự quan tâm sâu sắc và cảm động đối với trẻ em. Người đặt niềm tin yêu mạnh mẽ vào trí tuệ và phẩm chất của những công dân nhỏ tuổi.
Cũng theo quan điểm của Người, trẻ em là những chủ thể còn non nớt vể thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt về mọi mặt, từ sức khỏe, học tập, vui chơi giải trí đến việc bày tỏ ý kiến và tham gia những hoạt động tập thể. Và việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là một sự nghiệp vô cùng lớn lao, hệ trọng, quyết định vận mệnh dân tộc. Đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.
Tư tưởng ấy của Người là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá, là kim chỉ nam cho Đảng, Nhà nước ta hoàn thiện cơ sở pháp lý và hiện thực hóa quyền của trẻ em. Cho tới hôm nay, về cơ bản, chúng ta có một hệ thống pháp luật về quyền trẻ em tương đối đầy đủ, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hài hòa với pháp luật quốc tế và ứng phó kịp thời với những mối quan hệ xã hội mới, tạo hành lang pháp lý toàn diện nhằm bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em ở mức cao nhất.
Đặc biệt, trong Hiến pháp năm 2013 đã cụ thể hóa đường lối của Đảng bằng việc quy định rõ: các quyền công dân, trong đó có các quyền trẻ em phù hợp với điều kiện phát triển mới; quyền và bổn phận của trẻ em; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Hiến pháp coi quyền trẻ em là một bộ phận của quyền con người; đặt quyền và bổn phận trẻ em trong mối quan hệ với quyền và nghĩa vụ của công dân và coi đó là một bộ phận không thể tách rời...
Cần đẩy mạnh cô !important;ng tác tuyên truyền để cho tất cả mọi người trong xã hội, đặc biệt là trẻ em biết được quyền của mình.
Trê !important;n tinh thần ấy, quyền trẻ em cũng đã được thể chế hóa trong Luật Trẻ em năm 2016 gồm 7 Chương và 106 Điều, trong đó quy định 25 quyền dành cho trẻ em. Cùng với đó, còn có nhiều văn bản pháp luật khác cũng chứa đựng những quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về quyền trẻ em. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (vào tháng 2 năm 1990). Hơn 30 năm qua, những cam kết chính trị cũng như sự quan tâm, chỉ đạo và dành nhiều nguồn lực cho công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em của Đảng, Nhà nước ta đã giúp cải thiện cuộc sống hàng triệu trẻ em. Các quyền của trẻ em đã được thực hiện tốt hơn đồng thời những vấn đề phát sinh về trẻ em được chú trọng giải quyết. Nhận thức về công tác trẻ em của các cấp, các ngành, toàn xã hội được quan tâm và ngày càng nâng cao.
Tuy nhiê !important;n, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, thực tế cho thấy, vẫn còn không ít các vụ việc xảy ra vi phạm quyền trẻ em, như: bạo lực, xâm hại tình dục, xâm hại trên môi trường mạng, an toàn vệ sinh trong trường học, lạm dụng sức lao động trẻ em ở một số ngành, nghề, lĩnh vực, nhất là những nguy cơ với nhóm trẻ em yếu thế…Đáng chú ý hơn, những hành vi vi phạm này xảy ra thậm chí ở cả những nơi tưởng chừng an toàn nhất đối với trẻ em như gia đình, trường học, cơ sở bảo trợ xã hội.
Theo số liệu thống kê !important; của Bộ Công an, chỉ tính riêng năm 2020 cả nước phát hiện 1.945 vụ, xâm hại 2.008 trẻ em (trong đó xâm hại tình dục 1.349 vụ, 1.576 trẻ em bị xâm hại tình dục). Đặc biệt, thời gian gần đây, chúng ta đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19, thực hiện giãn cách xã hội khiến hàng triệu trẻ em không được tới trường, hoặc phải nghỉ hè sớm hơn quy định. Do hạn chế tiếp xúc bạn bè, giáo viên, các thành viên gia đình, xã hội đã khiến trẻ em trở nên dễ bị tổn thương hơn. Thêm vào đó, việc học tập, giải trí của nhiều em gần như gắn chặt với máy tính, điện thoại và internet, hạn chế việc tham gia vui chơi ở ngoài đã khiến cho trẻ em có nhiều nguy cơ hơn bị xâm hại trên môi trường mạng…
Nhiều vụ á !important;n đau lòng xảy ra trong thời gian qua liên quan tới trẻ em đã gây ra sự phẫn nộ trong dư luận đối với kẻ thù ác. Điều đó phần nào cho thấy, công tác bảo vệ trẻ em ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức, kịp thời. Không ít trẻ em vẫn chưa nhận được sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ cần thiết nên bị xâm hại cả về thể xác lẫn tinh thần. Nhiều vụ việc, hành vi xâm hại trẻ em chưa được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, có vụ việc xử lý chưa nghiêm. Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật còn có những khoảng trống nhất định, còn thiếu các quy định triển khai chính sách về bảo vệ trẻ em…
Thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải nêu cao hơn nữa trách nhiệm và cùng chung tay để bảo đảm quyền trẻ em. Mà trước tiên, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cho tất cả mọi người trong xã hội, đặc biệt là trẻ em biết được quyền của mình; để thay đổi nhận thức trong công tác bảo vệ quyền trẻ em của các cơ quan chức năng, của gia đình, nhà trường, xã hội. Cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cấp, các ngành và toàn xã hội, để xây dựng một môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em phát triển toàn diện, trước tiên là môi trường gia đình và môi trường giáo dục trong nhà trường. Để làm tốt điều này thì cần tập trung vào giải pháp trong giáo dục đạo đức, lối sống từ chính mỗi gia đình và việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em từ các nhà trường. Chính những nền tảng cơ bản ấy sẽ giúp các em tránh được các nguy cơ xâm hại từ môi trường xã hội.
Chú !important;ng ta cần tiếp tục hoàn thiện hơn về hệ thống luật pháp liên quan đến quyền trẻ em, đồng thời có chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm về quyền trẻ em.
Bê !important;n cạnh đó, chúng ta cũng cần tuyên dương, lan tỏa những hành động đẹp trong việc đấu tranh đối với các hành vi vi phạm, trong bảo vệ và thực thi các quyền trẻ em.
Trong cá !important;c nhà trường, mỗi cán bộ, giáo viên hãy quan tâm hơn và có trách nhiệm hơn nữa với học sinh của mình. Giáo viên nên thể hiện sự quan tâm thêm tới các khía cạnh khác, bên ngoài lớp học, trong đời sống, tâm lí của học sinh. Hãy là một “người bạn lớn”, là người đáng tin cậy của các con học sinh, như vậy GV có thể dễ dàng để biết rằng học sinh đó đang phải trải qua một thời kỳ khó khăn hoặc có những niềm vui được chia sẻ. Giáo viên sẽ nhận ra ngay rằng học sinh đó cư xử không giống thường ngày và cần chúng ta giúp đỡ, cùng hỗ trợ các con giải quyết vấn đề mà các con đang mắc phải.
Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Nó đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận sự yêu thương và chăm sóc của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, bảo đảm quyền trẻ em được sống an toàn, hạnh phúc là bảo đảm cho tương lai phát triển bền vững của đất nước.
  !important; Nguồn: Vương Lê
Edit: Lê Thu