Tô !important;i gặp cô vào một chiều đông đầy nắng,cổng trường Thanh Am im vắng không người,đang mải nhìn những chiếc lá vàng cuốn rơi theo gió thì điện thoại đổ chuông.Một giọng nói truyền cảm cất lên: “Chờ em 5 phút ở quán nước bên đường”. Lại gần tôi là một cô gái nhỏ nhắn, mảnh mai nhưng ánh lên niềm đam mê, trong sángtừđôi mắt đen tròn rộng mở.Cô mỉm cười chào thân thiện. Tôi chủ động với đề tài “Viết về cô giáo Việt Nam”.
Nhấp ngụm cà phê cô kể: “Em sinh trưởng trong gia đình lao động tại thôn Lâm Du, xã Bồ Đề (nay là phường Bồ Đề - quận Long Biên – Hà Nội),mẹ thường nói: “Long Biên là đất “rồng thiêng”, là trung tâm Tam giác Châu thổ, nơi gặp nhau của hai dòng sông huyết mạch Hồng Hà và Thiên Đức, nơi gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm, vì thế, dù là “phận liễu bồ” thì chúng ta vẫn phải kiên trung như những “anh hùng liệt nữ…”
Nhà được hai chị em, em là gái út. Ông, bà là công nhân Công ty Xây dựng Hà Nội. Thuở nhỏ, có những tháng năm đằng đẵngbố đi công tác công trình xa, mẹ ở nhà sớm hôm tảo tần cùng con nhỏ. Ngày ấy, em thấy đất nước, làng quê mình nghèo lắm,mẹ hay hát lời ru:
Nhớ chăm học sách thánh hiền
Lắng tai nghe lấy chữchuyên,chữ cần.
Thời gian thấm thoắt, chú !important;ng em lớn khôn trong tình thương của cha, trong vòng tay ấm của mẹ, năm 2011, em thi vào THPT Nguyễn Gia Thiều. Nhớ lời mẹ: “dù hàn vi hay nhung lụa thì ta luôn gắngluyện rèn”.Ba năm đèn sách,tuổi “mộng mơ” em yêu ngành Luật, nhưng “học duyên -thiphận”.Mùa hè năm 2014 em thiếu nửa điểmđại học,thế là“giấc mộngLuật gia”thôi đành lỡ…gác chuyện không vui vào quá khứ, em thi đỗ Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh.Và từ đấy,khát vọng vàđam mê không bao giờ dang dở, bởinơi em làm việc là “mảnh đất”ươm mầm cho hạnh phúc trẻ thơ…
Tôi đỡ lời: “Tuổi sinh viên, ký ức nào làm cô rung động?
Dạ, đó là ký ức “tập làm thầy”. Đầu năm 2016, một em bé bị chậm biết đọc do khó phát âm. Nguyên nhân là mới lọt lòng cháuđã bị “chấn thương” tâm lý vì mẹ cha không hòa thuận. Cháulà Nguyễn Bảo Anh, ở phố Cầu Đất, phường Phúc Xá - Hoàn Kiếm, HN.Bảo Anhcó khuôn mặt tuấn tú nhưngtừ lúc chào đời đến khi nhận biết, cháu đãphải chứng kiến cuộc “đọa đày” hạnh phúc của những người sinh ra mình.Lên ba tuổi cha bỏ đi, mẹ gọi tòa về xét xử. Thế là:“lời ru à ơi đứt lìa đôi ngả”, con như “chim non” bé bỏng mồ côi,bạn bè gọi con là “thằng không bố”. Những biến cố và tổn thương ngấm dần vào cháu. Cháulặng lẽ thu mìnhkhông giao tiếp với ai.Bắt đầu từ đấy, sức khỏe tinh thần của con mịt mờ trong bóng tối…6 tuổi vào lớp 1, Bảo Anh mới hiểu là mình cần phải “nói” nhưng con không thể phát âm.Ngôn ngữ “vào đời”của con vô cùng khó nhọc khi các bạn đã đánh vần và đọc cả bài thơ.
Qua một người thân, mẹ của Bảo Anh tìm đến em, chị thuật lại quá trình và nhờ emcan thiệp. Là sinh viên năm hai, kinh nghiệm và nghiệp vụ còn quá trẻ, lần đầu tiên em tự “tập làm thầy” thấyhơi run vàhơi sợ, nhưng đam mê và tình thương trỗi dậy, em nhận lời cùng con vượt khó…
Mùng 5 tháng 2, mùa xuân2016, mẹ Bảo Anh đưa em về gặp gỡ. Buổi tiếp xúc đầu tiên vô cùng khó nhọc, bởinhững “mảnh vỡ” gia đình găm vào trái tim con hằn sâu,bầm dập…Ba ngày đầu, cô và con chỉ làm quen, ngày thứ tưcon tương tác vụng về; ngày thứ năm,cô chia sẻ những trò chơicon thích.Sang tuần, con nhận thức và xem cô như bạn… Từ đó, thi thoảng, cứ chiều chiều là cô - trò dắt nhau đi ven bờ sông Hồng ngắm phù sa gợn sóng. Gió sông vi vút,“thổi” bớt đi những tàu xe ầm àobụi khói,biệt thự bê tông chọc trời vô cảm, những mảnh đời lầm lụi với thành đô. Vàhình như, cầu Long Biên - nơi những chiều cô và trò dạo chơitập đọc, hơi ấm mùa xuân đã sưởi ấm những “tảng băng” lạnh cứng vô hình...
Ròng rã gần nửa năm, chúng em vừa chơi, vừa học. Ngày ngày em luyện cho con cấu trúc, âm tiết từng câu. Dần già, những phát âm hụt hơi, đứt đoạn hay lào thào của con giảm nhiều. Sang tháng thứ 5 con không còn thụ động, thành phần âm tiết của con ngày một tròn trịa. Con giao tiếp được các thông tin cơ bản,đọc được bài văn về “Thầy Ngọc Ký”, đạt kết quả đáng mừng để kết thúc học kì 1, lớp 1.
Sự cộng tác của hai mẹ con Bảo Anh với em đang đà tiến triển thì bất ngờ,ông bà nội chuyển con về với bố. Cô trò chia tay. Hôm ấy chẳng hiểu sao… không phải mùa thu mà trời mưa nhiều lắm! Bảo Anh nước mắt lăn tràn, với tay gọi mẹ gọi cô. Lời tạm biệt nhòa theo dòng nước mắt… “mai về con sẽ nhắn tin!”… Chiều trở về Long Biên, đi qua sông Hồng, tiếng gió mưa thét gào qua kẽ tóc, lờibài hát của NS Trương Ngọc Ninh cứ vẳng bên tai.
“Ở phía sau hai cuộc đời chia đôi
Là bé thơ nỗi buồn không nguôi…”
Tôi hỏi:Chúng ta đang sống giữa vòng xoáy của kinh tế thị trường, quốc gia hội nhập, công nghệ biến hóa khôn lường, sức mạnh của xu hướng vật chất đã xô đẩy biết bao giá trị ngành nghề bên bờ hố thẳm… theo cô, nghề Nhà Giáo phải kiên định định như nào…?
“Dạ, luận theo trình tự thời gian thì thầy dạy chữ là người thầy đầu tiên của những người thầy, thầy dạy chữ là không thể thiếu với mỗi con người, mỗi đời người. Thầy chữ liên quan đến mọi mọi quốc gia, dân tộc. Thiếu thầy chữ thì không thể có cơ hội để học thầy nào khác. Tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”, bởi thế mà ngành Giáo dục Việt Nam nói chung, và mỗi cô giáo chúng em nói riêng, tất cả đều kiên định bằng lý tưởng và triết lý “Tôn sư trọng đạo”.Đó là 2 mệnh đề, 2 đại lượng riêng rẽ, thứ tự trước sau, luôn tỷ lệ thuận “Thầy trọng đạo để trò tôn sư”. Triết lý ấy thật bình dị như lẽ thường của cuộc đời. Không cần phải ngược dòng lịch sử xa xôi, từ thời Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn… Gần đây là các thầy Nguyễn Ngọc Ký; Hoàng Tụy, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Lân, Lê Trí Viễn, Hoàng Như Mai, Văn Như Cương… đó là những tấm gương ngời sángmà thế hệ chúng ta luôn kính trọng, gần gũi yêu thương bởi nhân cách cao quý, kiến thức uyên thâm… Không chỉ những thầy cô có sự nghiệp cao cả mà cả những thầy cô ở miền núi, hải đảo, trường làng chỉ dạy trò tính nhẩm, tập đọc, tập viết cũng để lại dấu ấn sâu đậm, tình cảm thiêng liêng trong suốt cuộc đời chúng ta. Vì thế màem luôn vững tin và kiên định vào giá trị dân tộc.Từ đó, bẩm thụ được bản lĩnh, nghị lực của các thầy giáo Việt Nam, để sao cho mỗi học trò, mỗi công dân khi trưởng thành, các em đều tựu được phẩm chất đó là:
Học trò, học hiếu học trung
Học cho đến mực anh hùng mới thôi
Học là học để làm người
Tránh điều hơn thiệt tránh lời thị phi.
Tôi hỏi: Cô giảng dạy đến nay đã được bao lâu, những kỷ niệm nào làm cô ấn tượng?
Em tốt nghiệp năm 2017.Thời gian thực tậpem gặp nhiều thiếu thốn như:kinh nghiệm chưa có,chuyên mônchưa thực tế,tài liệu chưa phong phú.Nhưng, với truyền thống đoàn kết- tương trợ thìcác cô, các chị đồng nghiệprấtchân tình giúp đỡ để em vững tin trong những ngày đầu. Cô Nguyễn Thị Thúy Vân – Hiệu trưởng nhà trường, thầy Ngô Xuân Trực – Hiệu phó nhà trường, cô Trịnh Hồng Cẩm, chị Lê Thị Hương, chị Hoàng Thị Quỳnh Ngacùng tập thể nhà trường luôn gắn kết bên nhau như một khối nghĩa tình bền chặt, quyết đưa ngôi trường Thanh Am trở thành điểm sáng trong ngành giáo dục nước nhà.
Tháng 7năm 2017 em phải vượt qua những bước đi quan trọng đó là: Thi tuyển đầu vào; Thikiến thức luật; thi chuyên ngành vàthi giảng 1 tiết. Kết quả được BGH trường đánh giá tốt… Bắt đầu từ đấy, em trở thành cô giáo thực thụ, chính thức tham giacông cuộc “trăm năm trồng người”.
Nhớ ngày đầu lên bục giảng, lòng em chộn rộn xốn xang, nhìn đàn trẻ tung tăng chạy ùa vào lớp, các concứ nhìn cô như người “ngoại quốc”. Em xúc động…lúc đó,vẻ “uy nghi” của một cô chủ nhiệm bỗng dưng biến mất...Vàem hiểu, dân tộc có rạng danh hay không là nhờ vào lòng thủy chung, sự hy sinh, dâng hiến của những người thầyngười cô, bởi nhữngtâm hồn bé bỏng kia đang làmầm xanh tương lai của đất nước.
Năm học 2018 – 2019, trước ngày khai giảng, nhận danh sách lớp, em phát hiện một hồ sơ đặc biệt. Đó là cháu Mai Thế Trường, một học sinh thuộc diện “Hòa nhập”. Em nhấc máy gọi phụ huynh. Mẹ của con là chị Nuyễn Thị Mùi - một y tá của địa phương. Chị cho biết:“Cháu mắc chứng hiếu động thái quá, bồng bột và thiếu tập trung, thậm chí hay bốc đồng và bộc lộ những hành vi nguy hiểm,nhờ cô lưu ý đỡ đần…”. Hôm sau quan sát,em thấy, Trường có vóc dáng bụ bẫm, khỏe mạnh, gương mặt vuông, hai má phính tròn và đầy đặn,nhưng ẩn trong thần thái và ánh mắt có điều gì bất ổn…
Đúng như phỏng đoán, giữa tiết họcđầu tiên, lớp đang nghe giảng thì con lặng lẽ lấy tẩy, phấn và bút lần lượt đưa vào miệng, ngấu nghiến nhai,con nhai như một trò chơi. Hốt hoảng, emchạy xuống thì mọi thứ đã nát nhừ… Em chỉ biết đỡ tay con, gỡ từng thứ một, “nhờ” con há miệng nhè hết những gì vừa ăn, lấy nước cho con súc nhổ.Dùng gạc, tăm bông tìm, gắp mạt cứng để không xuôi xuống họng, cơ mà…phải nịnh mãi con mới hợp tác. Tiết học gián đoạn dở giang, cả lớp nháo nhác như đàn chimvỡ tổ.Em ổn định rồi cho lớp giải laođể làm công tácđặc biệt, đó là:thiết lập một không gian nhỏ nhưng tĩnh chừng 5 phút,nhằm kịp thời thay đổi cực độ tâm trạng- một phương pháp điều hòa hưng cảm, tác động bình ổn, chống rối loạn lưỡng cực cho trẻyếu tâm lý. Sau 5 phút thìem vỗ về, chia sẻ, ân cần giải thích bằng tất cả những sinh lực và nội tâm mình có… Trải qua những phút giây giao động tình huống thì thần thái con cởi mở hơn, nhu cầu hòa nhập của con tích cực hơn, tâm trạng của con minh mẫn hơn… Con đồng ý dở vở viết bài một cách hợp tác và có “giao kèo sòng phẳng”.
Cuối buổi học, em trao đổi tình hình của con với mẹ, chị Mùi siết tay emnói:“Đã từ lâu, bệnh tình của con là nỗi đau của anh chị, là sự thiệt thòi của con, gia đình hết lòng nương tựa các cô và nhà trườngchung tay chia sẻ, đặc biệt là những cô giáo trực tiếp đồng hành với cháu, hy vọng qua mỗi giai đoạn con sẽ khá hơn, tình nghĩa này gia đình xin khắc ghi năm tháng”.
Từ hôm đó,em dành sự quan đặc biệt vớiTrườngvì con còn biểu hiệnbế tắc trong ứng xử, chưa phân biệt giữa thực tế và tưởng tượng, thường xuyêncào cấu, giằng co, kéo áo, giật quần và đánh mắng các bạn bằng ngôn ngữ thô, nặng…Đặc biệt là những ngày thời tiết xấu, nắng nóng, nhiệt độ cao, kéo dài oi bức thì tần xuất cảm xúc bất thường của con diễn ra dày hơn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập của con và cả lớp.
Tối về, em lập một bản “kế hoạch”với thời gian biểu chi tiết, hợp lý,sao chomỗi động tác, mỗi cử chỉ, mỗi trò chơi và học tập của con đều có tính “liệu pháphành vi”, tất cả được logic,trật tự để tạo ra thói quen tốt,đặc biệt là những trò dân gian như:“Oẳn tù tì”, Ô ăn quan;Kéo co, Thả đỉa ba ba…Thế là ngày ngày, cứ sau tiết học, cô và tròlại hòa chung nhịp điệu đồng dao:
“Thả đỉa ba ba,
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông,
Cơm trắng như bông
Gạo mềm như nước…”.
Hay:
Đã là Mèo; Phải bắt Chuột,
Bắt được Chuột; Là chén liền,
Đã là chuột; Trông thấy Mèo; Phải chạy ngay…”.
Những trò chơi dân giã, mộc mạc nhưng hào hứng, thân thiệnlàm dịu đi những tia sáng chói lòa công nghệ, những màn hình cảm ứng vô tình...Mỗi ngày một tiết học, một không gian ấm cúng, một tình cảm chan hòađã làm con cởi mở hơn, gần gũi hơn. Dần dầncon hiểu “nhiệm vụ” của mình cũng giống như các bạn đồng trang lứa.Cuối năm con hoàn thành kiến thức vàđủ điểm lên lớp3.
Trường cùng các bạn tham gia hoạt động “Thiếu nhi vui khỏe”
Tập thể lớp trong ngà !important;y tổng kết năm học
Thời gian thấm thoát, cháu Trường nay đã lớp 5, thi thoảng Trường lại vào thăm cô giáo cũ,có lần dúi vào tay emvài viên kẹo, miệng thì thầm nhắn nhủ: “Gửi cho em “Thóc” nhà cô”...
Chiều ngả bóng trên sân trường hoang vắng, chia taytôi cô nói:“Nghề dạy học không chỉ sử dụng kiến thức và sư phạm mà ta cần phát triển toàn vẹn tình thương, bác ái thì “phép toán cuộc đời” của các con dù khó mấy chúng ta cũng giải được…”.Đó là lời của cô Nguyễn Thị Thuý Vân - Hiệu Trưởng nhà trường nhắn nhủ em trước ngày đầu nhận lớp…
*Một số bức hình của cô giáo Nguyễn Phương Thuỷ cùng các bạn học sinh thân yêu!
Cô Phương Thuỷ cùng các trò lớp 2A3 trong tiết thi GVG cấp Quận năm học 2020 - 2021