Những kỷ niệm khó quên
Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi với chị Nguyễn Thị Thúy Vân-Hiệu trưởng Nhà trường bắt đầu từ những kỷ niệm khó quên trong cuộc đời dạy học của chị. Nhiều nhất vẫn là ký ức về những năm tháng đứng lớp, gắn bó với các em học sinh. Tình cảm đó trở thành nguồn động lực để cô giáo Nguyễn Thị Thúy Vân vượt qua mọi khó khăn gắn bó và luôn tự hào về nghề giáo. Với Trường Tiểu học Thanh Am, nơi mà chị đang đảm nhận cương vị Hiệu trưởng dù mới bước sang năm thứ ba nhưng đã có cả một kho kỷ niệm. Chị bộc bạch: Trước khi chính thức nhận sự điều động của ngành về giữ cương vị hiệu trưởng đầu tiên của Trường Tiểu học Thanh Am, trong lòng tôi trào dâng cảm xúc. Dù rằng trường mới thành lập với vô vàn khó khăn như: sỹ số học sinh ít, chất lượng học sinh chưa cao, trình độ dân trí trong khu vực chưa đồng đều, trang thiết bị dạy học của nhà trường chưa đầy đủ nhưng tôi tự nhủ: Đây là thử thách lớn và cũng là vinh dự của mình. Khi 20 năm đứng lớp, trải qua một số ngôi trường tên tuổi và đã tích lũy được không ít kinh nghiệp quý báu thì giờ là lúc tôi được thử sức ở một cương vị công tác mới, được đem bầu nhiệt huyết sẵn có của mình ra để lan tỏa đến đồng nghiệp.
Vẫn với cách chuyện trò thân tình, cởi mở, chị kể cho chúng tôi nghe về những nỗ lực vượt khó của đội ngũ giáo viên, học sinh và phụ huynh Nhà trường. Để có một ngày lễ khai giảng long trọng, đầm ấm đầu tiên ở ngôi trường mới, tất cả đều đồng lòng chung sức, hào hứng, quyết tâm. Thầy cô giáo chẳng ai nề hà, xắn tay áo dọn dẹp, trang trí lớp học, phòng học, phụ huynh tự nguyện mang chổi đến cùng thầy cô giáo quét lớp, quét sân, rồi mang cây xanh, ghế đá đến ủng hộ Nhà trường. Học sinh Thanh Am còn nghèo nhưng đa phần là hiếu học. Có những học sinh đến trường trong bộ đồng phục cũ, sách giáo khoa cũ mà anh chị lớp trên để lại nhưng ánh mắt không giấu nổi háo hức, vui tươi. Các cô giáo đón các con vào lớp ân cần nhắc nhở, uốn nắn cho các con từ lời ăn, tiếng nói, bước đi, sửa cho con từng chiếc cúc áo cài lệch khuy. Ngày Tết, thầy cô còn thức cả đêm để nấu bánh chưng tặng các con. Chị cũng bộc bạch chân tình: Có một vài sự việc không vui xảy ra do do cách cư xử chưa đúng mực của phụ huynh học sinh nhưng đó là khi họ nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ. Khi được giải thích rồi họ đã hiểu ra và một lòng ủng hộ Nhà trường. Ngày 20/11, phụ huynh tự làm bánh, cắm hoa mang đến tặng thầy cô. Là một Hiệu trưởng, chứng kiến những tình cảm đó không thể không xúc động được và càng có thêm quyết tâm để đưa Trường Thanh Am thoát khỏi cái “mác” định kiến: “trường làng”.
Khởi sắc của một ngôi trường
Từ một cơ sở giáo dục của Trường Tiểu học Thượng Thanh, Trường Tiểu học Thanh Am đã được xây dựng mới với diện tích trên 9.000 m2, khang trang, hiện đại. Hiện nhà trường có 55% giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và cấp quận. Đối với học sinh thì bước đầu đã có hàng chục em đạt học sinh giỏi cấp quận, nhiều học sinh cũng đạt giải cao cuộc thi Giải toán trên mạng Internet.
Đặc biệt, trong năm học qua đã có em đạt Giải A cuộc thi vẽ tranh cấp thành phố; Đội thể dục Aerobic của trường đoạt Huy chương Vàng của Thủ đô đối với lứa tuổi tiểu học. Và mới đây là Đội bóng đá “tí hon” của trường đoạt “cúp vàng” giải bóng đá thiếu nhi quận Long Biên…
Ngoài ra, còn rất nhiều thứ hạng khác trong các phong trào “rèn đức, luyện tài” đối với lứa tuổi “măng non” ở địa phương. “Năm học 2014-2015 này, kết quả và thành tích học tập của các con chắc chắn còn tiếp tục được cải thiện nhiều hơn nữa” – nữ nhà giáo ngồi đối diện chúng tôi tự tin.
Nối tiếp cuộc chia sẻ về nghề nghiệp với chúng tôi, nữ Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Am khẳng định: Những kết quả và danh hiệu trên thật đáng quý. Bởi đó chính là minh chứng sinh động cho những nỗ lực của cả giáo viên và các em học sinh Nhà trường, sự đồng tâm, đồng lòng của phụ huynh học sinh.
Tiếp xúc với chị, chúng tôi cảm nhận rất rõ sự tâm huyết của một người gánh vác trách nhiệm cao nhất ở Trường Tiểu học Thanh Am. Và sự tâm huyết ấy của chị đã phần nào lan tỏa sang các thầy, cô giáo khác cũng như tất cả hàng trăm học sinh của trường.
Chẳng thế mà từng gốc cây, khóm hoa hay bất cứ vật dụng gì ở trường đều có chủ nhân chăm chút. Hay như đơn giản hơn là các bậc phu huynh ngày ngày đưa đón con em đến trường đều có chỗ đứng đợi quy củ, trật tự, theo từng khối lớp. Hoặc giả một điều tưởng chừng là không thể thì nay đã thành hiện thực, đó chính là 100% học sinh của trường khi được bố mẹ đưa đón bằng xe máy đều đội mũ bảo hiểm.
Chia tay vị Hiệu trưởng đáng kính, tôi cứ nghĩ mãi về điều mà chị tâm niệm: Thương hiệu của một ngôi trường không chỉ bởi những thành tích đạt được mà còn đo bằng sự yêu mến, gắn bó của thầy cô, của học sinh và phụ huynh với Nhà trường. Vì thế phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa để Nhà trường ngày một tốt hơn về mọi mặt, để các bậc phụ huynh ngày càng tin tưởng, yên tâm khi cho con em vào học dưới mái trường này.
Và tôi tin với một vị Hiệu trưởng mẫu mực, nhiệt huyết như chị, với đội ngũ giáo viên trẻ, tận tụy, trách nhiệm, không ngừng đổi mới, sáng tạo, chắt chiu từng cơ hội học tập, phát triển cho học sinh, với truyền thống hiếu học của học sinh Thanh Am, từ sự khởi sắc trong một thời gian ngắn, Trường Tiểu học Thanh Am sẽ có những thành công lớn hơn trong những năm học tới.
Trở lại cuộc trò chuyện giữa chúng tôi và cô giáo Nguyễn Thị Thúy Vân – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Am, có lẽ điều lắng đọng nhất trong lòng nữ nhà giáo đầy tâm huyết với sự nghiệp trồng người này chính là những kỷ niệm thật khó phai nhạt, nhất là với không ít bậc phụ huynh học sinh, trong những ngày đầu ngôi trường “lột xác”.
Nhấp một ngụm nước mát, nữ hiệu trưởng chậm rãi: “. Tuy nhiên, khi niềm vui còn đang rào rạt như một làn sóng biển bất tật thì cá nhân tôi cũng như các thầy cô giáo trong trường lại bị dội một “gáo nước lạnh” vào mặt”.
Nữ hiệu trưởng kể, đó là dịp khai giảng năm học 2012-2013, năm học đầu tiên ở ngôi trường mới khang trang, đầy tiện ích thì nhà trường đã bị một số phụ huynh học sinh kéo đến “đôi co” và có những hành xử không đúng với mối quan hệ cần phải có.
Lý do mà nhóm phụ huynh “gây chuyện” đơn giản chỉ là do họ chưa hiểu và chưa quen với cung cách học tập, giảng dạy theo một phương pháp mới. Trong số ấy, một số phụ huynh còn cho rằng nhà trường đã lạm thu, lạm chi và ép buộc phụ huynh phải tham gia vào những việc không cần thiết. Thôi thì đủ thứ lý do, lý lẽ, các phụ huynh cứ thi nhau “nổ” ra bằng những từ ngữ, biểu cảm không thể nào… tin nổi.
Là người gánh trách nhiệm cao nhất của trường, thế nên đận ấy, chị Vân đã phải đứng ra “chịu trận”. Nhưng thật may là chỉ sau một hồi nhẫn nại trao đổi, giải thích, hầu hết các phụ huynh trong số ấy đã lần lượt ra về, mặc dù trong lòng họ vẫn chưa thật sự hoàn toàn “tâm phục”.
Chuyện về cung cách ứng xử thiếu nhã nhặn, thiếu văn hóa của một số phụ huynh học sinh ở Trường Tiểu học Thanh Am trong những ngày đầu ngôi trường có bước phát triển mới vẫn tiếp diễn dài dài trong suốt cả năm học 2012 – 2013 và còn lân sang cả năm học tiếp theo. Song với cô giáo Nguyễn Thị Thúy Vân thì tất cả những thắc mắc, góp ý và đôi khi còn là sự bức xúc của phụ huynh đều là chính đáng và rất cần phải được xem xét, giải quyết thấu đáo.
Nhưng có một điều mà chị cũng như các đồng nghiệp khác không thể hài lòng được chính là cái cách cư xử, nhìn nhận của không ít phụ huynh đối với đội ngũ giáo viên trong trường. Cũng theo lời của một người có hàng chục năm gắn bó với con trẻ, có lần cô giáo Lê Thị Hương chủ nhiệm lớp 1 nhận ra một học sinh của mình cần phải được bổ sung thêm kiến thức nên đã giữ em này ở lại muộn một chút.
Thế nhưng chỉ ngay sau đó thôi điều mà cô Hương phải nhận về lại là một sự chéo ngoe, phũ phàng đến nao lòng. Khi ấy, bố cháu bé thấy bọn trẻ trong trường đã ra về hết, chỉ còn lại mỗi con mình đang cùng cô giáo đánh vật từng con trữ nên đã hằm hằm xông vào lớp lôi tồng tộc chau bé về, bỏ mặc những lời giải thích của cô giáo mẫn cán.
Trong buổi gặp gỡ với nữ hiệu trưởng và tiếp xúc với một số thầy, cô giáo của trường, những chuyện tương tự mà chúng tôi nghe được có lẽ còn lâu mới hết. Ở đó thôi thì đủ thứ trên đời, song tất thảy đều liên quan đến việc ăn học, giáo dục của cô và trò Trường Tiểu học Thanh Am. Nhưng rồi ánh mắt chị Vân bỗng rạng ngời hơn hẳn. Chị thực sự cảm động và vui mừng, bởi hầu hết phụ huynh của hàng trăm cháu nhỏ trong trường giờ đây đã có sự đổi thay rất lớn.
Chỉ mới đây thôi, chị Vân bất ngờ ghé vào một lớp 4 thì thấy các con đều chưa thuộc được mấy câu thơ “đắt” nhất trong bài “Đất nước” của Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Không bằng lòng với cô giáo chủ nhiệm, chị lập tức yêu cầu cả cô và trò ở lớp này cùng phải ở lại thêm giờ để hoàn tất bài học. Trước khi dời lớp 4 ấy, chị còn không quên giao hẹn cô hiệu trưởng sẽ quay lại kiểm tra.
Mải mê công việc, vì thế khi chị ngẩng mặt lên thì đồng hồ đã điểm 11h30 phút. Sực nhớ tới lớp học bị “phạt” kia, chị Vân hớt hải quay xuống thu nhận thành quả. Nhìn ra phía cổng trường, trong lòng chị bỗng thấy thật có lỗi với các bậc phụ huynh. Vì bất chấp trời mưa nặng hạt, hàng chục phụ vị huynh vẫn kiên nhẫn và trật tự chờ đón con. “Còn gì vui bằng khi phục huynh đã hiểu rõ, cảm thông và sẵn sàng đồng hành cùng thầy, cô giáo dạy giỗ các con nên người” – nữ hiệu trường tỏ rõ niều vui mừng.
Sự khởi sắc của một ngôi trường
Lưng lửng buổi sáng, nắng mới đầu hè đã tràn ngập khắp sân trường. Án ngữ trước mắt chúng tôi là một ngôi trường khang trang, sạch đẹp và cơ ngơi bề thế, khang trang nhưng những bóng mát của cây xanh thì vẫn còn rất thiếu vắng. Cũng thật dễ hiểu thôi, bởi đây mới là năm học thứ 3, kể từ ngày Trường Tiểu học Thanh Am chính thức “lột xác” để bước vào một chặng đường mới phía trước.
Qua khe cửa sổ của phòng bảo vệ, chúng tôi thoáng thấy một bóng dáng thật thân quen, song cũng hết sức chuẩn mực của một nhà giáo. Thì ra cô Nguyễn Thị Thúy Vân – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Am đang nhẹ nhàng lật mở từng trang nhật ký bảo vệ để kiêm tra công tác bảo an của những người cộng sự.
Sau cái bắt tay nồng ấm, những mẩu chuyện về một ngôi “trường làng” giữa chúng tôi cứ thế nổ bung như ngô rang và tưởng chừng sẽ chẳng bao giờ có điểm kết thúc. Nhưng trước hết cần phải cắt nghĩa luôn rằng ngôi trường mà chúng tôi mạo muội gọi là “trường làng” ở đây vốn có từ xa xưa, tọa lạc ở giữa làng Thanh Am, phường Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội. Chỉ có điều, ngày trước nó chưa là trường theo đúng nghĩa mà chỉ là một cơ sở giáo dục của Trưởng Tiểu học Thượng Thanh.
Hơn 10 năm về trước, ngày quận Long Biên còn chưa được thành lập thì phường Thượng Thanh vốn là một xã, thuộc huyện Gia Lâm. Vì thế ở thời điểm ấy người ta gọi Trường Tiểu học Thanh Am với cái tên “trường làng” là không có gì phải bàn cãi. Còn ở vào thời điểm hiện nay mà bảo rằng ngôi trường này là “trường làng” thì xem ra có vẻ không còn phù hợp nữa.
Song cái gì cũng có căn nguyên của nó. Sở dĩ chúng tôi vẫn gọi Trường Tiểu học Thanh Am là “trường làng”, bởi nó được bắt nguồn từ chính thói quen, suy nghĩ đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây. Hơn thế, với cách gọi ấy, người dân Thanh Am còn ngụ ý rằng ngôi trường mà hơn 400 đứa trẻ đang ngày ngày theo học chưa thể sánh vai cùng với các trường đồng cấp bên nội thành, thậm chí là chưa thể sánh vai với các trường trên cùng địa bàn quận Long Biên.
Thế nhưng giờ đây sòng phẳng mà nói, nếu ai đó còn cho rằng Trường Tiểu học Thanh Am vẫn chỉ là ngôi “trường làng” theo cái nghĩa lạc hậu và “tậm tịt” thì có lẽ cần phải “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Bởi cách gọi đó đơn thuần chỉ còn mang tính hoài niệm, thói quen và gọi vậy cho gần gũi, cho vui miệng mà thôi.
Những kỷ niệm khó quên
“Phải dạy dỗ học sinh cho tử tế”
Nói đến thành quả của cô, trò trong những ngày tháng mới thành lập và trường chuyển về cơ sở mới khang trang, hiện đại trên 9000m2, tại “xóm Lò” này, chị Vân vắn tắt, hiện nhà trường có 55% giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và cấp quận. Đối với học sinh thì bước đầu đã có hàng chục em đạt học sinh giỏi cấp quận, nhiều học sinh cũng đạt giải cao cuộc thi Giải toán trên mạng Internet.
Đặc biệt, trong năm học qua đã có em đạt Giải A cuộc thi vẽ tranh cấp thành phố; Đội thể dục Aerobic của trường đoạt Huy chương Vàng của Thủ đô đối với lứa tuổi tiểu học. Và mới đây là Đội bóng đá “tí hon” của trường đoạt “cúp vàng” giải bóng đá thiếu nhi quận Long Biên…
Ngoài ra, còn rất nhiều thứ hạng khác trong các phong trào “rèn đức, luyện tài” đối với lứa tuổi “măng non” ở địa phương. “Năm học 2014-2015 này, kết quả và thành tích học tập của các con chắc chắn còn tiếp tục được cải thiện nhiều hơn nữa” – nữ nhà giáo ngồi đối diện chúng tôi tự tin.
Nối tiếp cuộc chia sẻ về nghề nghiệp với chúng tôi, nữ Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Am rằn lòng: “Những kết quả và danh hiệu trên thật đáng quý. Bởi đó chính là minh chứng sinh động cho những nỗ lực của cả giáo viên và các em học sinh. Song, vượt lên trên hết chính là sự chăm ngoan, khôn lớn và từng bước trưởng thành của tất cả các con dưới mái trường này”. “Và một điều rất quan trọng nữa là phải làm sao để các bậc phụ huynh ngày càng tin tưởng, yên tâm khi cho con em vào học dưới mái trường” – cô Vân tự nhủ.
Nói đến chuyện học hành của bọn trẻ hiện nay, chị Vân bảo rằng quy định của ngành giáo dục càng ngày càng khắt khe với giáo viên, trong khi đó xã hội thì không ngừng đòi hỏi những người thầy phải luôn luôn đổi mới về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Hơn nữa, nhận thức của học sinh bây giờ hơn hẳn học sinh trong những giai đoạn trước… Chính vì thế mà trách nhiệm của những người làm công tác giáo dục luôn nặng trĩu trên vai.
Hiểu rõ những ý nghĩa cao cả trước các con, trước các bậc phụ huynh và trước cộng đồng xã hội nên đội ngũ giáo viên của trường luôn phải tự động viên nhau và đôi lúc còn tự gây áp lực cho nhau để hoàn thành trọng trách của mình. “Chúng tôi luôn chắt chiu từng cơ hội học tập cho các con” – nữ hiệu trưởng trải lòng.
Tiếp xúc với chị Vân, chúng tôi cảm nhận rất rõ sự tâm huyết của một người gánh vác trách nhiệm cao nhất ở Trường Tiểu học Thanh Am. Và sự tâm huyết ấy của chị đã phần nào lan tỏa sang các thầy, cô giáo khác cũng như tất cả hàng trăm học sinh của trường.
Chẳng thế mà từng gốc cây, khóm hoa hay bất cứ vật dụng gì ở trường đều có chủ nhân chăm chút. Hay như đơn giản hơn là các bậc phu huynh ngày ngày đưa đón con em đến trường đều có chỗ đứng đợi quy củ, trật tự, theo từng khối lớp. Hoặc giả một điều tưởng chừng là không thể thì nay đã thành hiện thực, đó chính là 100% học sinh của trường khi được bố mẹ đưa đón bằng xe máy đều đội mũ bảo hiểm.
Ở vào cuối buổi chia sẻ chuyện nghề, chuyện trồng người với chúng tôi, cô Vân chốt lại: “Điều tôi tâm niệm và thấy quan trọng bậc nhất đối với mỗi người làm công tác giáo dục là phải dạy dỗ học sinh cho tử tế”.
Câu nói đó của chị Vân tuy chỉ ngắn gọn và xúc tích vậy. Song với các bậc phụ huynh và cả chúng tôi nữa, chừng ấy là quả đủ. Bởi hơn ai hết, chị cũng như các đồng nghiệp của chị ở Trường Tiểu học Thanh Am luôn hiểu rất rõ sự “dạy dỗ tử tế” có nội hàm vô cùng rộng lớn. Ở đó không chỉ có kiến thức, văn hóa, kỹ năng sống mà còn hàm chứa cả tư cách, tư chất cũng như nghị lực của một con người.