1. Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy là một bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tiêu hóa, do vi khuẩn gây nên.
Như chúng ta đã biết trẻ bị xem là mắc tiêu chảy khi trẻ đi đại tiện trên 3 lần một ngày, ra phân lỏng hoặc toàn nước. Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đa số trường hợp mắc bệnh hồi phục tốt nếu được chăm sóc đúng cách, ngược lại bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng thậm chí tử vong.
Tiêu chảy gồm 2 loại: Tiêu chảy cấp xảy ra đột ngột nhưng chỉ kéo dài vài ngày có khi tới hơn 1 tuần, nhưng không quá 2 tuần. Tiêu chảy mãn tính là tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần, 1 tháng có khi hơn nữa, có ngày tiêu chảy ít, có ngày tiêu chảy nhiều, có ngày tưởng như khỏi bệnh nhưng lại tái phát ngay. Loại tiêu chảy mãn tính ít gặp hơn tiêu chảy cấp, nhất là ở trẻ em.
* Nguyên nhân gây tiêu chảy
Do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (do ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn dơ bẩn, ôi thiu, không được nấu chín kỹ, hoặc là để ruồi nhặng đậu vào, nước không đun sôi…) các vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột, chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và lấn áp vi khuẩn có lợi, tiết ra độc tố gây tiêu chảy.
* Cách điều trị
– Bổ sung lượng nước cần thiết như ORESOL.
– Nếu là trẻ nhỏ cần cho trẻ bú nhiều hơn.
– Tuyệt đối không được nhịn ăn “để ruột nghỉ ngơi”. Điều này hết sức sai lầm và hết sức nguy hiểm. Thực tế cho dù bị tiêu chảy nhưng cơ thể vẫn có khả năng hấp thu 70 % chất dinh dưỡng. Nếu ăn tốt sẽ giúp quá trình lành bệnh diễn ra nhanh hơn.
* Cách phòng bệnh
Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
– Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiểu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc cloramin B sau mỗi lần đi tiểu.
– Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, Cloramin B cho mỗi lần đi tiểu.
– Tránh tập trung ăn uống nơi đông người như ma chay, cưới hỏi, cúng giỗ.
– Hạn chế vào vùng đang có dịch.
An toàn vệ sinh thưc phẩm
– Mọi người, mọi nhà đều thưc hiện ăn chín uống sôi.
– Không ăn rau sống, không uống nước lã.
– Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua…
Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch:
– Nguồn nước sạch phải được đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ.
– Tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất cloraminB.
– Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Cấm vứt súc vật chết và xác xuống ao, hồ, sông, giếng.
Khi có tiêu chảy cấp: Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp, phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
2. Bệnh quai bị
* Nguyên nhân: Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do một loại siêu vi gây ra. Thường gặp ở tuyến nước bọt mang tai, đôi khi có thể viêm ở tuyến nước bọt dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm trên.
Bệnh quai bị thường gặp ở trẻ nhỏ, cả trẻ và lứa tuổi vị thành niên chưa có miễn dịch quai bị, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ thấp hơn. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
* Đường lây: Bệnh lây qua đường hô hấp và đường ăn uống, khi người mang mầm bệnh hắt hơi, ho và tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.
* Biến chứng: Bệnh quai bị nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng quan trọng như: viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, có thể gây vô sinh; nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy, tổn thương thần kinh.
* Phòng bệnh quai bị:
– Cách ly người bị nhiễm bệnh: đeo khẩu trang, che miệng khi hắt hơi, hạn chế tiếp xúc, tụ tập nơi đông người…
– Vệ sinh sạch sẽ thân thể, rửa tay = xà phòng liefboy, giữ vệ sinh tốt môi trường xung quanh.
– Tiêm Vắc xin phòng quai bị.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về nguyên nhân và cách phòng bệnh tiêu chảy và bệnh quai bị, phòng y tế nhà trường rất mong các bậc phụ huynh biết được và có thể chăm sóc con được tốt hơn.