Tiếp xú !important;c trực tiếp với gia cầm bệnh hoặc đồ dùng, vật dụng, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển giết mổ...bị nhiễm phân, chất tiết của gia cầm sẽ bị mắc bệnh. Cả 02 loại virut cúm A (H5N1) và cúm A (H7N9) đều có nguồn gốc mầm bệnh từ gia cầm.Hiện nay, bệnh cúm A (H5N1) và cúm A (H7N9) chưa có vacxin phòng bệnh cho người, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và bệnh diễn biến rất nhanh, nguy hiểm khó lường,tỷ lệ tử vong cao.Hiện cúm A(H7N9) đã xuất hiện ở Trung Quốc chưa xuất hiện ở Việt Nam nhưng tỷ lệ lây sang nước ta là rất cao.
Để chủ động phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm:
1. Vệ sinh môi trường:
- Dọn dẹp nhà cửa thông thoáng để không khí lưu thông dễ dàng.
- Lau sàn nhà hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường.
2. Vệ sinh cá nhân:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, hạn chế đưa tay lên mặt, ngoáy mũi.
- Không ăn tiết canh gia cầm, gia súc hoặc động vật hoang dại;
- Không giết mổ, ăn thịt, gia cầm bệnh, chết. Thông báo ngay cho Thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý đúng chuyên môn.
- Không mua gia cầm không rõ nguồn gốc, không ăn trứng, thịt gia cầm khi chưa nấu chín hoàn toàn.
- Uống nước chín, nước đã tiệt trùng. Thường xuyên súc miệng bằng dung dịch nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn khác.
- Không khạc nhổ bừa bãi, khi ho, hắt hơi nên che kín miệng. Người bị cảm cúm nên chủ động đeo khẩu trang khi tiếp xúc.
- Nuôi gia cầm xa nơi ở và vệ sinh chuồng trại 1 lần/ tuần với vôi bột hoặc phun dung dịch Cloramin. Không nên tiếp xúc với gia cầm khi không cần thiết.
- Khi mắc bệnh cảm cúm, nếu thấy đau ngực, khó thở cần đến ngay bệnh viện để khám và chữa bệnh sớm.
- Những người thường xuyên tiếp xúc với gia cầm, đi du lịch những vùng có dịch cúm gia cầm về phải quan tâm chú ý khi có hiện tượng sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay bệnh viện để khám và chữa bệnh sớm. Những người có tiếp xúc với người bệnh này phải tự nguyện khai báo để được theo dõi và thực hiện phòng chống dịch./.