" !important;… Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ …"
Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ta, ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cuối năm 1946, sau những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam dân chủ Cộng hòa với Chính phủ Pháp bị thất bại; quan hệ Việt - Pháp ngày càng căng thẳng và có nguy cơ xảy ra chiến tranh. Với dã tâm thống trị Việt Nam của thực dân Pháp, từ ngày 16 đến 18/12/1946, tại nhiều nơi trên đất nước ta, quân đội thực dân Pháp đã gây ra nhiều vụ tàn sát đối với đồng bào ta; gửi hậu thư đòi yêu sách… và đe dọa hành động chiến tranh. Trước tình hình đó, Ngày 18 và 19/12/1946 tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố vào tối ngày 19/12/1946, trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng với ý chí quyết tâm "thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" của cả dân tộc đã giúp cho Đảng, Chính phủ vững vàng chèo lái con thuyền cách mạng đi đến thành công.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến viết cách đây 75 năm được xem là một lời hịch của non sông - lời hiệu triệu lịch sử, là một văn kiện có tính chất cương lĩnh chính trị, quân sự có giá trị thời đại sâu sắc. Trong tình hình mới, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, tiếp tục nêu cao tinh thần giác ngộ cách mạng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ra sức thi đua đóng góp công sức, trí tuệ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày 19-12-1919, báo cáo theo dõi của mật thám cho biết trong ngày Nguyễn Ái Quốc có nhiều hành trạng: Đến thư viện, hiệu sách, đến Hạ viện gặp Nghị sĩ Mácxen Casanh (sau này trở thành một lãnh tụ cộng sản), Bảo tàng Luvơrơ và buổi tối đến nhà số 6 phố “Vila đê Gôbơlanh” tranh luận cùng Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường.
Ngày 19-12-1924, từ Mátxcơva, Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế Cộng sản bản báo cáo về “Tình hình Đông Dương” tháng 11 và 12-1924, trong đó đặc biệt lưu ý đến sự xuất hiện các tổ chức chính trị mới và cho biết: “Hai trăm học sinh trẻ tuổi của tỉnh ở Nam Kỳ đã biểu tình trước đồn cảnh sát đòi thả hai người bạn của họ bị bắt giữ… Đấy là lần đầu tiên, ở Đông Dương xảy ra một việc như vậy. Đó là một dấu hiệu của thời đại”. Ngày 19-12-1946, trước việc không thể cứu vãn được một cuộc chiến tranh sẽ bùng nổ do sự cố tình của giới thực dân Pháp, đêm hôm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và công bố vào rạng sáng hôm sau. Lời kêu gọi viết: “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước... Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!...”.
Ngày 19-12-1947, kỷ niệm tròn một năm Toàn quốc Kháng chiến, trả lời báo chí, Bác khẳng định: “... Kết quả địch sẽ thất bại, vì: a) ... chúng hết thiên thời; b) ... quân địch không có địa lợi; c) ... địch không có nhân hòa”.
Cùng ngày, trong bài viết “Kỷ niệm ngày thành lập Giải phóng quân”, Bác căn dặn: “Vệ quốc quân, dân quân du kích phải luôn luôn phát triển cái kỷ luật nghiêm như sắt, cái tinh thần vững như đồng, cái chí khí quật cường tất thắng, cái đạo đức: Trí, dũng, liêm, trung của Giải phóng quân”.
Ngày 19-12-1950, Bác gửi thư tới Quân đội quốc gia, bộ đội địa phương và dân quân Việt Nam nêu rõ: “Quân đội ta là quân đội nhân dân, do dân đẻ ra, vì dân mà chiến đấu, yêu nước, yêu dân nên hy sinh kham khổ... Với quân đội ấy, kháng chiến nhất định thắng lợi”. Cùng ngày, Bác ký Sắc lệnh tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp Huân chương Hồ Chí Minh hạng Ba.
Ngày 19-12-1954, trong lời kêu gọi, Bác nhấn mạnh: “So với đấu tranh vũ trang trong kháng chiến, thì đấu tranh chính trị trong hòa bình cũng phải trường kỳ và gian khổ và còn gay go, phức tạp hơn...”. Cùng ngày, Bác chuyển chỗ ở từ khu vực Đồn Thủy về căn nhà nhỏ của người thợ chữa điện nước của Phủ Toàn quyền cũ nay dùng làm Phủ Chủ tịch./.