Dự Hội nghị có !important; Đại tá Lưu Nam Tiến - Phó chủ nhiệm chính trị Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà - Phó phòng lý luận chính trị, Ban tuyên giáo thành ủy; Đồng chí Ngô Mạnh Điềm - Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Long Biên; Đồng chí Đinh Thị Thu Hương - UVBTV - Phó Chủ tịch UBND quận; Đồng chí Nguyễn Thị Kim Định - QUV - Phó chủ tịch HĐND quận; đại diện các phòng, ban, ngành, đoàn thể quận; chỉ huy các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn; đại diện lãnh đạo Đảng ủy - UBND các phường, các đồng chí cựu chiến binh, nhân chứng lịch sử trực tiếp tham gia chiến dịch 12 ngày đêm năm 1972 và thế hệ trẻ đoàn viên thanh niên.
Trước khi và !important;o Hội nghị, đại biểu đã được xem phóng sự tài liệu về chiến dịch "Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không" để ôn lại thời kỳ lịch sử hào hùng của Dân tộc, khẳng định: Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là sự kiện lịch sử trọng đại và kỳ tích có một không hai - biểu tượng chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Đây là chiến thắng có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc, góp phần rất quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Tại Hội nghị, cá !important;c đại biểu đã được lắng nghe đại tá Tô Quang Hanh - Nguyên phó trưởng phòng Báo cáo viên, Cục Tuyên huấn, Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chia sẻ: Cách đây 50 năm, tháng 12/1972, sau khi đơn phương tuyên bố hoãn không thời hạn Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, đế quốc Mỹ đã mở cuộc tập kích chiến lược bằng đường không vào miền Bắc nước ta với tên gọi Chiến dịch “Linebacker II” nhằm đánh phá, huỷ diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng miền Bắc, gây sức ép buộc ta phải chấp nhận ký Hiệp định Paris theo các điều khoản có lợi cho Mỹ… "Đây là cuộc tập kích bằng đường không huy động lực lượng lớn nhất của Mỹ kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, với hàng trăm máy bay ném bom chiến lược B.52, được mệnh danh là “Siêu pháo đài bay” - “thần tượng bất khả chiến bại” của không lực Hòa Kỳ cùng hàng ngàn máy bay chiến thuật và nhiều tàu sân bay, tàu chiến đấu tối tân, hiện đại”.Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quân uỷ Trung ương, Quân chủng Phòng không - Không quân đã sớm có kế hoạch tác chiến đánh trả cuộc tập kích bằng B.52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng. Trong 12 ngày đêm chiến đấu anh dũng, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có, chủ yếu bằng B.52 của Mỹ, làm nên chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” lẫy lừng, bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 chiếc B.52, tiêu diệt và bắt sống hàng trăm giặc lái Mỹ. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, “siêu pháo đài bay B.52” thảm bại và không quân Mỹ phải chịu thiệt hại nặng nề nhất. Sau thất bại này, nhà cầm quyền Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 17 trở ra và chấp nhận quay trở lại bàn đàm phán. Ngày 27/01/1973, Hiệp định Paris về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam” được ký kết. Cuối tháng 3/1973, quân đội Mỹ và chư hầu phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.
Tại Hội nghi, cá !important;c đại biểu cũng đã được lắng nghe, ôn lại những kỷ niệm hào hùng của Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” qua phần giao lưu, gặp gỡ với những nhân chứng, những người trực tiếp tham gia chiến dịch lịch sử 12 ngày đêm, tiêu biểu như: Bác Nguyễn Đức Tụ - trắc thủ Cự ly đài điều khiển C1, tên lửa Sam 2 tiểu đoàn 52, trung đoàn 267, Sư đoàn 365 Quân chủng phòng không - không quân tham gia chiến đấu tại Nông trường Đông Hiếu Nghệ An, 20h16 phút ngày 18/12/1972 đơn vị bắn rơi 1 máy bay B52 là chiếc thứ 3 bị tiêu diệt trong chiến dịch; Bác Lê Công Tính - trực chiến đấu tại sân bay Gia Lâm phụ trách về kỹ thuật; Bác Phạm Ngọc Khôi - tham gia đội văn xung kích của Sư đoàn phòng không 361 trực tiếp tham gia hát động viên tinh thần bộ đội tại các trận địa tên lửa, pháo cao xạ;….
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Ngô Mạnh Điềm - Phó Bí thư Thường trực Quận ủy ghi nhận, địa bàn quận Long Biên cũng là một địa bàn trọng điểm đánh phá của kẻ địch; trong chiến dịch 12 ngày đêm, nhân dân quận Long Biên lúc bấy giờ là các xã, thị trấn của huyện Gia Lâm đã tham gia các chốt trực bắn súng 12,7ly và 14,5 ly ở tất cả các xã Long Biên, Giang Biên, Đức Giang, Ngọc Thuỵ, vận chuyển đạn dược, tiếp tế lương thực, thực phẩm, đào, dắp công sự phục vụ cho bộ đội chủ lực Phòng không, không quân đánh trả máy bay giặc Mỹ đánh phá, ném bom sân bay Gia Lâm, Ga Gia Lâm, kho xăng Đức Giang và Cầu Long Biên… Đồng chí đã nhấn mạnh: Thời gian đã lùi xa nhưng “Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” vẫn còn nguyên giá trị về tinh thần bất diệt trong lịch sử dân tộc cũng như sự ngưỡng mộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới; đồng thời để lại những bài học sâu sắc về phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc; là nguồn cổ vũ, động viên to lớn để chúng ta thực hiện thành công công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Nhân kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Long Biên, đồng chí Ngô Mạnh Điềm bày tỏ lòng biết ơn và sự trân trọng đối với những cống hiến của các bác, các đồng chí trong chiến dịch 12 ngày đêm. Đồng thời, cảm ơn Thành uỷ - HĐND - UBND - Bộ Tư lệnh Thủ đô cùng các Sở, ban, ngành Thành phố Hà Nội trong những năm qua đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quận Long Biên đạt được những thành tích quan trọng và mong muốn trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế xã hội trong năm 2023, chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập quận Long Biên.