Để có được một giờ dạy thành công ngay từ hoạt động đầu tiên của một giờ dạy “Giới thiệu bài ” được coi là một sự khởi đầu rất quan trọng của bài giảng do người giáo viên thực hiện trong thời gian rất ngắn. Chỉ ít nhất là khoảng 2 phút hay nhiều nhất là khoảng 5 phút trước khi vào bài mới. Phần giới thiệu bài thường chiếm lượng thời gian rất ít trong tiết dạy nhưng lại rất quan trọng trong việc gây hứng thú ban đầu cho học sinh trong giờ học.
1/ GIỚI THIỆU BÀ !important;I BẰNG CÁCH DÙNG TRÒ CHƠI “ AI NHANH – AI ĐÚNG” (THEO CÁCH SỬ DỰNG TRÒ CHƠI)
Chẳng hạn đối với bà !important;i mới là “Bảng nhân 7”
Khi dạy bà !important;i “Bảng nhân 7 ” Giáo viên cử hai đội chơi, mỗi đội 3 em lên bảng nối tiếp nhau viết. Đội 1 viết bảng nhân 5, đội 2 viết bảng nhân 6. Trong thời gian 2 phút đội nào viết xong và đúng đội đó thắng cuộc. Sau khi học sinh chơi xong giáo viên dùng hai bảng nhân đó để giới thiệu bài: Các em đã được học và biết cách dùng bảng nhân 5, 6 vào bài học, ngoài ra các em còn học rất thuộc bảng nhân. Để giúp các em lập được bảng nhân 7 cô và các em cùng tìm hiểu bài “ Bảng nhân 7″.
2/ GIỚI THIỆU BÀ !important;I BẰNG CÁCH DÙNG TRÒ CHƠI “GHÉP HÌNH” (THEO CÁCH SỬ DỤNG TRÒ CHƠI)
Chẳng hạn đối với bà !important;i mới là “diện tích hình vuông”
Giá !important;o viên chuẩn bị nhiều hình tam giác vuông cân, phát cho 2 nhóm, mỗi nhóm 4 hình tam giác. Khi giáo viên hô “ Bắt đầu “ các nhóm thi ghép hình như hình giáo viên treo ở trên bảng. Trò chơi trong thời gian 2 phút, nếu đội nào ghép đúng hình và nhanh thì sẽ thắng cuộc, được thưởng một tràng vỗ tay. Sau khi học sinh chơi xong giáo viên ghi số đo 1 cạnh của hình vuông đó và cho học sinh tính chu vi hình vuông. Sau khi học sinh tính xong giáo viên dựa vào đó để giới thiệu bài mới hôm nay các em sẽ biết cách tính diện tích hình vuông qua bài toán “Diện tích hình vuông”.
3/ GIỚI THIỆU BÀ !important;I BẰNG CÁCH DÙNG TRÒ CHƠI “LÀM THEO LỜI CÔ” (THEO CÁCH SỬ DỤNG TRÒ CHƠI)
Chẳng hạn đối với bà !important;i mới: Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão (Khoa học 4)
Giá !important;o viên hướng dẫn cách chơi:
-  !important;Giáo viên hô và làm động tác tay.
-  !important;Học sinh “đáp từ” và thực hiện làm theo động tác tay
-  !important;Giáo viên hô: Gió thổi! Gió thổi!
-  !important;Học sinh đáp: Ào ào! Ào ào !
-  !important;Giáo viên: Mưa rơi! Mưa rơi!
-  !important;Học sinh: Rào rào! Rào rào!
-  !important;Giáo viên: Bão lớn! Bão lớn!
-  !important;Học sinh: Lũ lụt! Lũ lụt!
Giá !important;o viên yêu cầu học sinh thực hiện theo lời cơ nói, không thực hiện theo động tác tay cô làm. Cả lớp đứng tại chỗ và cùng tham gia trò chơi. Trong khi chơi những học sinh phạm luật giáo viên mời lên trước lớp phạt với hình thức vui như: “ Nhảy lò cò, bò nhúng dấm, bò lúc lắc… hoặc hát một bài hát trong chương trình đã học.”
4/ GIỚI THIỆU BÀ !important;I BẰNG CÁCH DÙNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ BÍ MẬT (THEO CÁCH SỬ DỤNG TRÒ CHƠI)
Cách chơi: Giáo viên giới thiệu qua ô chữ gồm có bao nhiêu hàng ngang, hàng dọc từ chìa khoá nằm ở hàng nào sau đó giáo viên lần lượt đọc từng câu hỏi gợi ý để học sinh xung phong giải ô chữ. Nếu bạn nào trả lời đúng thì ghi dòng chữ đó vào ô chữ và sẽ được cộng điểm hoặc tuyên dương còn nếu trả lời sai thì sẽ nhường cơ hội cho các bạn còn lại. Ai tìm ra được ô từ khóa chính xác và nhanh nhất sẽ là người chiến thắng.
5/ SỬ DỤNG TRANH MINH HỌA ĐỂ DẪN VÀO BÀI HỌC
Với trò chơi này chúng ta có thể áp dụng cho tất cả các bài học đặc biệt là ở các bài giảng văn, áp dụng chơi vào đầu giờ để giới thiệu bài mới nhằm gây hứng thú với học sinh hoặc lúc củng cố để các em khắc sâu nội dung bài học.
Như đã nói ở trên, phần giới thiệu bài là hoạt động đầu tiên giúp các em bước đầu tiếp cận với bài học, có gây được ấn tượng mạnh mẽ, hứng thú hay không một phần phụ thuộc vào hoạt động này và sử dụng tranh ảnh minh họa là một trong những cách sẽ gây ấn tượng hơn khi giáo viên đồng thời vừa có lời dẫn vừa đưa ra một bức tranh phóng to đẹp cho học sinh quan sát. Để rồi từ cái nhìn đầu tiên ấy học sinh có thể cảm nhận được một cách khái quát về nhân vật, quang cảnh, sự vật, sự việc có liên quan đến bài học.
Cách này áp dụng cho việc giới thiệu với các môn học thông thường như tập đọc, khao học, lịch sử địa lí… và giáo viên nên sử dụng tranh ảnh, bản đồ, vật thực ở sách giáo khoa hoặc tự tay chuẩn bị thay cho tranh trong sách để gây sự chú ý, tò mò của học sinh. Làm như vậy sẽ tăng sự hấp dẫn nhiều hơn.
Ví dụ: Giới thiệu bài bằng cách dùng tranh ảnh khi dạy về an toàn giao thông. Chẳng hạn bài học về giao thông đường sắt, thay vì dùng tranh ảnh giáo viên có thể dùng đèn chiếu một số hình ảnh về giao thông đường sắt cho học sinh quan sát. Khi các em quan sát xong giáo viên cho học sinh nêu những điều mình biết về giao thông đường sắt qua các hình ảnh vừa xem. Từ đó giáo viên có thể vào bài lúc nào mà các em không biết.
6/ NHẮC LẠI VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG BÀI CŨ RỒI DẪN VÀO BÀI MỚI.
Ở cách này giáo viên khai thác các kiến thức có sẵn của học sinh hay liên hệ đến thực tế của chính học sinh. Giáo viên không nên hỏi trực tiếp học sinh mà có thể dùng những hình ảnh minh họa, con rối, các con vật gần gũi với các em để hỏi các em về các kiến thức đã học hoặc liên hệ bản thân có liên quan đến bài mới.
7/ GIỚI THIỆU BÀI MỚI THÔNG QUA MẪU CHUYỆN NGẮN
Ví dụ: Giới thiệu bài bằng cách dùng thỏ trắng dẫn chuyện khi dạy bài tập đọc “Bài tập làm văn – Tiếng việt 3”. Khi giới thiệu giáo viên có thể dùng hình ảnh con thỏ trắng dẫn chuyện. Thỏ trắng sẽ như là một người bạn nói chuyện với các em, hỏi các em: Các bạn ơi, hôm nay mẹ mình đi vắng, mẹ dặn mình ở nhà làm bao nhiêu là việc, mình đã nhận lời mẹ rồi nhưng bây giờ mình lại không làm được như vậy. Theo các bạn khi mẹ mình về thì mẹ sẽ cảm thấy như thế nào? Vì sao? ( học sinh trả lời: cảm thấy rất buồn vì con không vâng lời mẹ, không giữ đúng lời hứa…) vậy để biết được bạn Liu – xi – a trong bài tập đọc hôm nay có làm đúng những gì mình nói trong bài tập làm văn không cô cùng các em tìm hiểu bài qua bài tập đọc “Bài tập làm văn ”. Hoặc có thể dùng con rối đố học sinh những nội dung cần thiết thì có thể làm như sau: Các bạn ơi, mấy hôm nay mình bị ốm, mình không đi học được. Hôm nay mình đã khỏe, mình lấy bài ra học nhưng sao thấy khó quá, các bạn giúp mình với nhé! (đưa các câu hỏi, bài tập cần thiết ra để hỏi ) sau đó chốt ý rồi dẫn vào bài mới để giới thiệu.
Kể chuyện ngắn là cách giáo viên dẫn dắt từ một câu chuyện có liên quan đến bài đọc để làm nổi bật ý trọng tâm của bài học mới. Khi áp dụng cách này giáo viên cần lưu ý lựa chọn mẫu chuyện ngắn gọn, gần gũi, sát với nội dung bài học ,tránh lan man dài dòng.
Ví dụ giới thiệu vào bài Bài Cháu nhớ Bác Hồ (theo Thanh Hải)
Cô giáo sẽ kể:
“Trong một Hội nghị ở Pháp, Bác được thết đãi một buổi tiệc khá long trọng. Trước khi ra về, Người chọn lấy một quả táo ngon trên bàn, bỏ vào túi. Mọi người đều kinh ngạc chú ý tới việc ấy. Khi Bác bước ra khỏi phòng, rất đông bà con Việt kiều và cả người Pháp đang đứng đón Bác. Bác chào mọi người và không quên đến một bà mẹ đang bế cháu nhỏ, giơ tay bế cháu và tặng cháu bé quả táo. Cử chỉ của Bác đã làm những người có mặt ở đó từ chỗ tò mò, ngạc nhiên đến vui mừng và cảm phục về tấm lòng của Bác.
Câu chuyện kể về ai?
Tình cảm của Bác đối với thiếu nhi như thế nào? (Học sinh trả lời)
Và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác như thế nào? Thể hiện ra sao? Các em hãy tự tìm lời giải đáp qua bài thơ “Cháu nhớ Bác Hồ” của nhà thơ Thanh Hải.”