Phân môn Tập đọc trong trường Tiểu học có một ý nghĩa rất to lớn. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được mọi ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Sau đây là 7 cách giúp học sinh tiểu học có thể nói to khi đọc bài và phát biểu.
1. KHEN NGỢI
Với đứa trẻ nà !important;o cũng vậy, chúng rất thích được khen. Vậy nên với trường hợp trẻ nói nhỏ khi đọc bài hay phát biểu, giáo viên hãy kích thích cho trẻ nói to bằng cách khen trẻ thật nhiều mỗi khi trẻ thực hiện được điều đó.
Chẳng hạn khi trẻ nó !important;i nhỏ, cô giáo hãy giả vời bảo: “Em nói nhỏ quá, cô không nghe thấy”. Rồi khuyên trẻ nên đọc thật to để cô và các bạn nghe được những gì trẻ nói. Và sau đó hãy khen, khuyến khích trẻ phát huy điều đó tốt hơn nữa.
Tó !important;m lại đó là: Bạn nào đọc to thì khen, tuyên dương. Bạn nào đọc nhỏ thì động viên con đọc to hơn cô coi, hoặc con đọc mà cô chưa nghe rõ lắm con có thể đọc to lên 1 tí để cô nghe không? Nếu bạn ấy đọc to hơn dù 1 tí thì cũng khen kịp thời. Cứ khen động viên dần dần là bạn ấy sẽ cố gắng và thực tế cho thấy mỗi lần khen là các bạn ấy hứng thú đọc to hơn trước.
2. HÃ !important;Y CHO TRẺ BIẾT LÝ DO VÌ SAO CẦN NÓI TO
Có !important; thể với các em học sinh, khó khăn trong việc phát biểu hay đọc thật to, rành mạch là vì trẻ chưa thật sự hiểu vì sao phải cần làm như thế. Để tháo gỡ vướng mắc này, giáo viên hãy cho trẻ câu trả lời thảo đáng nhất.
Giáo viên có thể nói với học sinh rằng: “Con có muốn nghe bạn khác phát biểu mà con không nghe thấy gì không? Đương nhiên con sẽ trả lời rằng không. Giáo viên hãy tiếp tục nói với học sinh rằng: “Vậy thì cô sẽ mời con nói đến khi to cả lớp đủ nghe thì thôi” và làm như vậy. Sau đó khi con nói cơ bản là đã to thì khen con, nhắc con và cả lớp lần sau cần nói to để cô không mời nói lại. Đồng thời giáo viên sẽ giảng một đoạn ngắn nói thật nhỏ. Sau đó hỏi cả lớp rằng: “Các con có thích nghe cô giảng nhỏ như vậy không? “ “Vì sao? “ Từ đó nhắc học sinh rằng: “nếu mình nói quá nhỏ sẽ khiến người khác cảm thấy khó nghe và từ đó không thích nghe mình nói nữa và đó là điều không ai muốn cả. Nên các con hãy nói to lên nhé.”
3. TẬP CHO TRẺ NÓI TO BẰNG NHỮNG VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH
Hãy đưa cho trẻ một ví dụ thật điển hình mà trẻ cần nói to. Chẳng hạn, cho trẻ tưởng tượng, mẹ đang tìm trẻ ngoài sân trường và cô hãy bảo trẻ gọi thật to “mẹ ơi” để mẹ nghe và vào đây cho cô. Cứ tập cho trẻ nhiều lần như thế thì trẻ sẽ có cảm giác mạnh dạn hơn trong việc nói to, và đương nhiên sẽ dễ dàng vận dụng điều này vào việc phát biểu cũng như khi đọc bài.
4. LUYỆN TẬP NÓ !important;I TO HÀNG NGÀY
Tận dụng 15 phút truy bài, giáo viên nói chuyện với các em, bảo các em đứng lên nói chữ “A” thật to. Nói càng to càng tốt. Và đã có nhiều giáo viên áp dụng cách này cho biết: “Sau 2 tuần thì khi các em đứng lên trả lời thì nói rất to.”. Đây cũng là một cách khá hay mà bạn nên áp dụng cho lớp của mình.
5. TỰ TIN THÌ ẮT SẼ NÓI TO
“Tự tin thì ắt sẽ nói to”, ai cũng biết điều này, nhưng tại sao trẻ lại không tự tin. Có thể trẻ chưa tin tưởng, sợ đọc to sai bị bạn bè, cô cười cho là bị đánh giá kém nên đọc nhỏ. Và để giúp trẻ tạo nên sự tự tin mà nói thật to, đọc thật rõ thì giáo viên hãy giảng để học sinh đó thực sự hiểu bài, và một khi đã hiểu thì ắt sẽ nói to.
6. TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VÀ CÓ THƯỞNG
Vào các giờ sinh hoạt cuối tuần, giáo viên có thể tổ chức một số trò chơi thi nói to, nói đúng và trao phần thưởng cho những bạn thắng trò chơi. Đồng thời tuyên dương, khuyến khích học sinh hãy phát huy điều đó trong những lần phát biểu hay đọc bài để cô và các bạn có thể nghe rõ những điều mà các em nói.
7. CÔ !important; GIÁO CẦN LÀM GƯƠNG CHO HỌC SINH
Điều đơn giản cần hiểu rằng, muốn trẻ nó !important;i to, đọc to thì trước hết giáo viên hãy là người đi tiên phong. Chính vì thế, trong các tiết học, giáo viên hãy cố gắng, đọc to, nói to và thật rõ ràng để làm gương cho trẻ. Và đương nhiên dù ít, dù nhiều thì điều này cũng đóng góp một phần trong việc kích thích trẻ nói to hơn.