Dạy trẻ về công cụ thuyết trình
Hiện nay, có rất nhiều các phần mềm và ứng dụng hỗ trợ thuyết trình khác nhau như Prezi, Knovio, Powtoon... Tuy nhiên, ứng dụng phổ biến và dễ sử dụng nhất chính là PowerPoint từ bộ công cụ Microsoft Office. Do đó, cha mẹ có thể hướng trẻ chuẩn bị nội dung trên PowerPoint cũng như cách sử dụng phần mềm này trong quá trình thuyết trình. Ở độ tuổi tiểu học, trẻ chỉ cần nắm được các kiến thức cơ bản như tạo mới, lưu lại và mở bài trình chiếu đã lưu; các thao tác cơ bản với chữ, hình khối, hình ảnh; và cha mẹ có thể bổ sung về phần hiệu ứng (animation) và chuyển cảnh (transition) nếu trẻ đã nắm được các bước trên.
Ngoài ra, khi
dạy kỹ năng thuyết trình cho trẻ, cha mẹ cũng có thể hướng dẫn trẻ sử dụng các công cụ thuyết trình khác như giấy A0 khổ lớn, bảng đen, tập vở... và các công cụ minh họa khác. Mỗi công cụ đều có những ưu điểm riêng. Do đó, tuỳ vào mục đích thuyết trình cũng như kỹ năng của trẻ mà phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ chọn lựa công cụ hỗ trợ, giúp cho buổi thuyết trình của bản thân thêm hiệu quả.
Dạy trẻ việc chuẩn bị bài thuyết trình
Khi
dạy kỹ năng thuyết trình cho trẻ tiểu học, việc dạy cho trẻ chuẩn bị nội dung thuyết trình rất quan trọng. Do đó, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ xác định rõ:
- Đối tượng thuyết trình: Đây là việc đầu tiên và quan trọng nhất. Trẻ cần xác định đối tượng mà mình thuyết trình là ai? Trẻ sẽ định nói vấn đề này, kể câu chuyện này với ai và nhằm mục đích gì? Xác định được đối tượng thuyết trình sẽ giúp trẻ biết được cách xưng hô cũng như lựa chọn chủ đề và cách trình bày khi thuyết trình sao cho phù hợp.
- Nội dung thuyết trình: Nội dung bài thuyết trình sẽ dựa vào chủ đề thuyết trình đã chọn để chuẩn bị. Nội dung của chủ đề nên rõ ràng và chi tiết. Việc chọn chủ đề quá rộng sẽ khiến việc chuẩn bị nội dung không sâu. Vì vậy, đối với từng chủ đề, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ chọn một mảng nhỏ để trình bày. Ví dụ, chủ đề thuyết trình là về đại dương, cha mẹ có thể gợi ý trẻ có thể chọn chủ đề liên quan các sinh vật biển như “Các loài cá tự vệ như thế nào?”, “Vì sao chim cánh cụt lại sống ở Nam Cực?“, “Ở đại dương có những loại sinh vật nào?”...
- Bố cục bài thuyết trình: Đây là yếu tố liên quan đến số lượng nội dung và thời gian trình bày. Với độ tuổi tiểu học, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ chuẩn bị bài thuyết trình với độ dài khoảng 8 - 10 slides PowerPoint và thời gian khoảng 10 - 15 phút trình bày. Đồng thời cha mẹ hãy chỉ bé cách lựa chọn font chữ, kích cỡ chữ, màu chữ... sao cho rõ ràng, dễ nhìn cũng như hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung.
Dạy trẻ luyện tập trước khi thuyết trình
Khi
dạy kỹ năng thuyết trình cho trẻ tiểu học, ngoài việc chuẩn bị nội dung thì cha mẹ cũng nên dạy trẻ luyện tập cách trình bày bài thuyết trình. Việc này sẽ góp phần giúp trẻ biết được những điểm cần cải thiện, từ đó trẻ sẽ tự tin hơn và bài thuyết trình của trẻ sẽ có kết quả tốt hơn.
Cha mẹ hãy luyện tập cho trẻ việc nói to, rõ, tròn chữ trong giai đoạn chuẩn bị cũng như khi nói trước đám đông. Thông thường, khi thuyết trình tại trường, đa số học sinh đều được trang bị micro. Dù vậy, việc nói to và rõ ràng khi không mic hoặc có mic đều cần thiết như nhau. Bên cạnh đó, phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ sử dụng từ ngữ phù hợp với độ tuổi của trẻ để trẻ và cả các bạn nghe thuyết trình đều dễ dàng hiểu được và nắm bắt nội dung của bài thuyết trình.
Ngoài ra, việc dùng ngôn ngữ hình thể là những cử chỉ, động tác cơ thể trong quá trình thuyết trình cũng được chú trọng. Những cử chỉ này sẽ giúp bài thuyết trình của trẻ có thêm sự ấn tượng và cuốn hút hơn. Cha mẹ hãy dạy trẻ về những ngôn ngữ cơ thể hoặc cử chỉ thường được sử dụng bao gồm nở nụ cười thân thiện, nhìn vào mắt người đối diện khi trình bày, không khoanh tay hay cho tay vào túi quần khi trình bày…
Sau đây là thước phim ghi lại một cuộc thi thuyết trình vô cùng đáng yêu. PH và các em học sinh nhà trường hãy cùng xem để tìm ra phương pháp thuyết trình hiệu quả nhé!
Cre: Poki ơi, tớ phải làm sao?