Tác hại nguy hiểm nhất của rác thải nhựatới môi trường chính là tính chất rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Chiếc túi nilonnhỏ bé và mỏng manh như vậy nhưng lại có quá trình phân hủy kéo dài từ 500 đến 1.000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời.
Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, bởi túi nilon và rác thải nhựa lẫn vào đất sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.
Nếu rác thải nhựa bị vứt xuống sông ngòi, ao, hồ sẽ làm tắc nghẽn gây ứ đọng nước thải, gây ôi nhiễm môi trường đất và nước.
Rác thải nhựa sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Thực tế nhiều loại rác thải nhựa khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước, còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch,…
Chiến dịch được phát động nhằm mục đích tuyên truyền, vận động, kêu gọi cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái. Bên cạnh đó, chiến dịch nhằm giáo dục cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh có ý thức, có trách nhiệm, sống thân thiện với môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa.
Chiến dịch đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh về tác hại của rác thải nhựa từ đó hướng tới thực hiện các biện pháp loại trừ, hạn chế rác thải nhựa trong đời sống hàng ngày, xây dựng thói quen tích cực góp phần gìn giữ, bảo vệ môi trường.
“Tổ quốc Việt Nam xanh thắm. Có sạch đẹp được mãi được không?Điều đó tùy thuộc hành động của bạn.Chỉ thuộc vào bạn mà thôi!”