1. Nguyê !important;n nhân gây sâu răng:
- Do vi khuẩn gây sâu răng có sẵn trong miệng, khi ăn thức ăn dính lên mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột, sau thời gian vài giờ các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo nên acid ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu răng.
2. Tác dụng của việc chải răng:
- Chải răng sạch sẽ giữ cho răng và nướu khỏe mạnh, sạch, nụ cười tươi và hơi thở thơm tho.
- Chải răng giúp loại bỏ được mảng bám - một màng mỏng chứa vi khuẩn được thành lập một cách tự nhiên trong miệng. Khi gặp đường, mảng bám vi khuẩn sẽ tạo ra axit, axit này vẫn còn duy trì trong miệng khoảng 20 phút. Khi axit này tiếp xúc với men răng, nó bắt đầu ăn mòn men răng, khởi đầu quá trình sâu răng.
3. Chải răng vào lúc nào?
- Muốn có một hàm răng chắc khỏe và một nụ cười rạng rỡ chúng ta phải chải răng đều đặn, tốt nhất là ngay sau khi ăn và ít nhất 2lần /ngày, vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sang khi thức dậy.
4. Chải răng như thế nào là đúng?
- Muốn có một hàm răng trắng bóng và một nụ cười rạng rỡ thì điều quan trọng nhất là chúng ta phải chải răng đều đặn và đúng cách. Đánh răng, chải răng là làm mất đi những bựa thức ăn bám quanh răng và các loại vi khuẩn làm ổ gây sâu răng, làm cho hơi thở không có mùi
- Để giúp các em chải răng sau đây cô sẽ giới thiệu tới các em cách chải răng đúng cách:
- Chải răng theo thứ tự để không bỏ sót mặt răng nào
* Thứ tụ chải răng:
+ Chải hàm trên trước, hàm dưới sau.
+ Mỗi hàm: chải từ trái sang phải, Chải từ mặt ngoài đến mặt trong sau cùng là mặt nhai.
* Động tác chải: Để chải rang có hiệu quả ta chia mỗi hàm thành 5 đoạn, mỗi đoạn gồm 2-3 răng, mỗi đoạn răng chải từ 6-10 lần.
Sau đây là 5 bước chải răng đúng cách:
Bước 1: Chải mặt ngoài hàm trên, hàm dưới:
- Đặt bàn chải nghiêng 450 so với trục răng, lòng bàn chải hướng về phía nướu răng.
- Áp 1 phần lòng bàn chải lên nướu, 1 phần lên răng, vừa rung vừa đi bàn chải từ cổ răng đến mặt nhai.
Bước 2: Chải mặt trong hàm trên, hàm dưới:
Động tác chải giống mặt ngoài
Bước 3: Chải mặt trong răng cửa hàm trên, hàm dưới:
Đặt bàn chải theo chiều trục của răng và chải theo chiều răng mọc.
Bước 4: Chải mặt nhai hàm trên, hàm dưới.
- Đặt long bàn chải vuông góc với mặt nhai.
- Chải theo chiều tới lui.
Bước 5: Chải mặt lưỡi
- Đừng quên chải mặt lưỡi của bạn
5. Một số lưu ý khi dung bàn chải và kem đánh răng.
- Dùng kem đánh răng có chứa hàm lượng flo cao.
- Nên chọn bàn chải có lông mềm, dùng bàn chải trẻ em để chải sạch tất cả các răng một cách dễ dàng hơn.
- Rửa sạch bàn chải sau mỗi khi dùng để nơi thoáng mát rộng rãi không đụng vào bàn chải hay vật dụng khác.
- Thay bàn chải khi bắt đầu bị tưa (lúc đó lông bàn chải không còn đứng thẳng nữa) hay khi bị mắc các bệnh nhiễm trùng nên thay bàn chải từ 3- 4 tháng.
- Không nên dùng chung bàn chải với người khác, không sử dụng bàn chải vào mục đích khác ngoài việc đánh răng.
6. Phòng bệnh sâu răng và Ăn uống thế nào để có hàm răng khỏe, đẹp?
- Chải răng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh sâu răng. Chải răng với kem có Fluor ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và bữa tối trước khi đi ngủ.
- Thường xuyên thực hiện đúng lịch súc miệng Fluor thứ 5 hàng tuần theo quy định của y tế nhà trường để phòng ngừa sâu răng.
- Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung can xi, vitamin.
- Hạn chế ăn quà vặt, không ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, bim bim…vv trước khi đi ngủ; Không ăn các thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá cứng, quá chua;
- Kiểm tra răng miệng theo định kỳ 6 tháng một lần để được phát hiện sớm bệnh sâu răng và viêm nướu để điều trị kịp thời.
- Khi thay răng không nên để trẻ tự nhổ hoặc nhổ răng tại nhà, tránh nhiễm khuẩn và chảy máu nặng mà cần đến các phòng khám nha khoa, bệnh viện. Đối với những trẻ có răng mọc lệch lạc, cần đợi mọc đủ răng vĩnh viễn mới xem xét đến việc dùng các dụng cụ nắn chỉnh răng hợp lý.
- Qua buổi tuyên truyền hôm nay mong rằng các em học sinh sẽ biết cách đánh răng đúng cách bảo vệ và chăm sóc răng miệng cho mình để có một hàm răng chắc khỏe và một nụ cười rạng rỡ.