1. Định nghĩa ca bệnh:
  !important;- Bệnh do vi rút A-đê-nô là một bệnh vi rút cấp tính với hội chứng lâm sàng đa dạng, thông thường bị nhiễm vi rút cấp ở đường hô hấp trên với triệu chứng nổi trội là viêm mũi. Trường hợp đặc biệt vi rút gây bệnh ở đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản nhỏ (bronchiolitis) và viêm phổi. Vi rút a-đê-nô có nhiều týp huyết thanh gây bệnh và tùy theo từng týp có thể gây bệnh chủ yếu của cơ quan nào đó trong cơ thể.
2.Nhận biết trẻ mắc Adenovirus
- Sốt cao, ho, khò khè, có thể kèm theo viêm kết mạc mắt và rối loạn tiêu hóa, có thể có biểu hiện khó thở. Khi trẻ có các biểu hiện này, phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm, bởi rất có thể trẻ đã mắc Adeno virus. Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, tính từ đầu năm đến ngày 12/9, tổng số ca nhiễm Adenovirus được ghi nhận tại bệnh viện là 412, nhiều hơn cả năm 2021 và tăng hơn 44,1% so với cùng kỳ, trong đó có 6 ca bệnh tử vong. Riêng từ tháng 8 đến nay, số ca bệnh Adeno tại bệnh viện này đang tăng đột biến.
3. Nguồn truyền nhiễm:
- Ổ chứa adenoviruses là người. Bệnh nhân là nguồn truyền nhiễm trong suốt thời kỳ mắc bệnh.
- Thời gian ủ bệnh. Khoảng từ 5-12 ngày, trung bình là 8 ngày, nhưng cũng có thể dài hơn 12 ngày.
- Thời kỳ lây truyền. Bệnh bắt đầu lây truyền vào cuối thời kỳ ủ bệnh và kéo dài đến 14 ngày sau khi phát bệnh hoặc có thể lâu hơn.
4. Phương thức lây truyền:
- Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp giữa người với người qua đường hô hấp; có thể lây qua niêm mạc do bơi lội hoặc nguồn nước rửa bị ô nhiễm dịch tiết từ mắt, mũi hang, phân của bệnh nhân hoặc tiếp xúc gián tiếp qua đồ dùng của bệnh nhân bị nhiễm adenoviruses. Bệnh cũng có thể lây truyền qua giọt nước bọt như những hạt khí dung (aerosol) bằng đường hô hấp hoặc lây truyền qua bể bơi bị nhiễm adenoviruses.
5. Các biện pháp phòng bệnh:
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ
+ Các bậc phụ huynh cần lưu ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Khi có sức đề kháng tốt, trẻ có thể giảm nguy cơ mắc các loại bệnh, trong đó bao gồm cả những bệnh về đường hô hấp.
Chú ý vệ sinh cho trẻ:
+ Nên thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ, có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho trẻ mỗi ngày.
+ Thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay sát khuẩn. Đây là cách phòng bệnh hiệu quả và thực sự cần thiết trong bối cảnh “dịch chồng dịch” như hiện nay.
- Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là vào thời điểm giao mùa. Không để trẻ vã nhiều mồ hôi khi chơi đùa để tránh nhiễm lạnh.
- Không nên cho trẻ đến những nơi công cộng khi đang xảy ra dịch bệnh. Trong trường hợp bắt buộc phải cho trẻ ra ngoài, cần đeo khẩu trang cho trẻ.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh.
+ Có nguồn nước sạch đủ dùng cho sinh hoạt. Trong mùa mưa, lũ lụt phải lau rửa và khử trùng nước giếng bằng chloramin B.
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân, không dùng chung khăn mặt và thường xuyên giặt khăn bằng xà phòng.
- Các bác sĩ cũng khuyến cáo, hiện ở nước ta chưa có vaccine phòng Adenovirus. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường về hô hấp, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.