Mù !important;a đông đến thời tiết rét buốt, mưa gió và độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như: cảm cúm, sốt ho, viêm họng, viêm phế quản và đặc biệt trong năm gần đây dịch bệnh covid19 hoành hành gây bệnh. Điều này tạo nên sự lo lắng cho các bậc cha mẹ, cô giáo và nhà trường về sức khỏe của trẻ độ tuổi mầm non. Sau đây là bài tuyên truyền về phòng chống những cặn bệnh thường gặp mùa đông. Kinh mong quý phụ huynh lưu tâm, để góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc trẻ
  !important; Mùa đông đến thời tiết rét buốt, mưa gió và độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như: cảm cúm, sốt ho, viêm họng, viêm phế quản và đặc biệt trong năm gần đây dịch bệnh covid19 hoành hành gây bệnh. Trẻ em, nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non tiểu học, lứa tuổi sức đề kháng lại còn non yếu khiến các bậc phụ huynh lo lắng, nhiều trẻ phải nghỉ học ít nhất vài ngày, có trường hợp kéo dài hàng tuần. Nên các bậc phụ huynh cần lưu ý giữ ấm cho trẻ để giúp trẻ phòng bệnh được tốt.
  !important; Các bệnh thường gặp vào mùa đông như:
  !important; 1. Bệnh Sởi: Bệnh biểu hiện với các triệu chứng lúc đầu chỉ sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn hoặc có rối loạn tiêu hóa. Sau đó sốt cao 39 – 400C, có thể lên đến 410C, kèm theo nhức đầu, đau mỏi cơ khớp, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, tiêu chảy.Tiếp đó là giai đoạn phát ban, trẻ vẫn sốt cao 400C, ban mọc theo trình tự, bắt đầu ở vùng đầu, trán, sau tai sau đó lan xuống mặt, gáy, lưng, tay, chân ( kéo dài 3 – 4 ngày).
  !important; 2. Viêm họng cấp tính: Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi. Nguyên nhân gây bệnh thường thấy do loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A, có nhiều trường hợp do vi rút. Nếu không được chữa trị hiệu quả, bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, viêm khớp, biến chứng tại cơ tim và van tim.
  !important; 3. Viêm amidan: Triệu chứng đầu tiên khi trẻ bị viêm amindan, trẻ sẽ cảm thấy khó nuốt, đau trong họng, cơn đau đôi khi kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Trẻ có thể lạc giọng hoặc mất hẳn giọng nói, trẻ cảm thấy rất mệt mỏi và có thể sốt cao hơn 380C. Bên cạnh đó, khi trẻ bị amidan trẻ sẽ cảm thấy miệng khô đắng, lưỡi trắng, niêm mạc họng đỏ và góc hàm của trẻ có thể nổi hạch.
  !important; 4. Viêm khí phế quản, biến chứng viêm phổi: Viêm khí phế quản có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết hoặc bị viêm họng, viêm mũi do không chữa trị hiệu quả kịp thời hoặc theo diễn biến của bệnh… Nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ, nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng, trẻ dễ bị nhiễm trùng lan rộng và sâu hơn vào phế quản phổi, phế nang và nhu mô phổi rất nguy hiểm với các triệu chứng sốt cao, ho khạc, ho đàm đặc, có màu xanh hoặc vàng, trẻ nằm ì một chỗ, li bì.
  !important; 5. Bệnh covid 19
  !important; Để hạn chế các bệnh thường gặp trong mùa đông, trường chúng tôi cũng đã có những biện pháp phòng tránh như: phối hợp với Trạm y tế khám sức khỏe định kỳ cho trẻ.
  !important; Đồng thời nhắc nhở phụ huynh đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch, phun khử trùng bằng dung dịch clominB
  !important; Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, ủ ấm cho trẻ khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; cho trẻ mặc ấm, giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu;
  !important; Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, tiêu chảy, bệnh hô hấp,… hạn chế đến những chỗ đông người. Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Uống nước ấm, tránh ăn hoặc uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh;
  !important; Nếu trường hợp các cháu nhỏ bị sốt vi rút, hoặc sốt chưa rõ nguyên nhân, không nên cho các cháu đến trường, cần nghỉ học, tránh lây nhiễm cho các bạn khác