Hiện nay, ngộ độc thực phẩm là vấn đề hết sức phức tạp và đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hộ, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống của con người đặc biệt là trong giai đoạn Tết Nguyên Đán đang cận kề.
Để giúp giáo viên, học sinh nhà trường hiểu hơn về ngộ độc thực phẩm và có thể tự phòng ngừa bệnh. Hôm nay tôi xin gửi đến quý thầy cô và các em một số biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngày tết như sau:
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Rửa tay trước khi ăn, nhất là khi ăn bốc.
Chỉ uống nước chín (đun sôi để nguội), hoặc đã qua thiết bị tinh lọc.
Phòng ngộ độc bởi phẩm màu độc hại: luôn nghi ngờ thịt sống, chín nhuộm màu khá thường: xôi màu gấc không thấy hột và thịt gấc; bánh, kẹo, mứt có màu lòe loẹt, không có địa chỉ sản xuất.
Phòng ngộ độc bởi hóa chất bảo vệ thực vật: rau, củ, quả tươi, đặc biệt thức ăn sống phải được ngâm kỹ rồi rửa lại vài lần bằng nước sạch hoặc dưới vòi nước chảy.
Phòng ngộ độc bởi thực phẩm có độc tự nhiên: không ăn nấm, củ, rau, quả hoang dại nghi có độc, sản phẩm động vật có độc (phủ tạng, và da cóc, cá nóc, …).
Phòng vi khuẩn sống sót làm thực phẩm biến chất, có hại: Không dùng đồ hộp lon phòng cứng ở hai đáy hộp, bị gỉ, móp méo; sữa, nước giải khát trong hộp giấy bị phơi ngoài nắng dù còn hạn sử dụng; nước giải khát, nước đóng chai bị biến màu, đục, có cặn.
Phòng vi khuẩn nhân lên trong điều kiện môi trường: thức ăn chín để qua bữa quá giờ nếu không không được bảo quản lạnh (dưới 10°C), phải được hâm lại kỹ hoặc chần nước sôi.
Phòng ô nhiễm chéo sang thực phẩm chế biến sẵn (thịt quay, luộc) để ăn ngay từ: cá, dụng cụ bán hàng như dao, thớt, đũa, thìa, que gắp đang chế biến thực phẩm sống hoặc chưa được làm sạch; bàn tay, trang phục của người bán hàng trực tiếp bị bẩn…
Không mua hàng bao gói sẵn không có địa chỉ nơi sản xuất, đóng gói và hàng hết hạn sử dụng.
Tránh ăn ở quán không có nước sạch hoặc cách xa nguồn nước sạch và không có tủ kính che đuổi ruồi, bụi, chất độc môi trường (nếu ở mặt đường, vĩa hè) hoặc không có lưới che ruồi, nhặng (nếu ở trong nhà, chợ có mái che).
* Thực hiện tuyên truyền phòng chống ngộ độc thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024 với các khẩu hiệu:
– Không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng; không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
– Vì quyền lợi người tiêu dùng, hãy đấu tranh với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm.
– Không lạm dụng rượu, bia để Tết Giáp Thìn trọn niềm vui.
– Không uống rượu khi không biết rõ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.
– Đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng đa dạng để tăng cường sức khỏe.
Trên đây là nội dung phổ biến những kiến thức cơ bản trong việc thực hiện phòng chống ngộ độc thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024. Mong rằng, toàn thể giáo viên và các em học sinh hãy chú ý thực hiện các điều đơn giản về vệ sinh an toàn thực phẩm nói trên để đảm bảo đón một cái Tết Nguyên đán thật vui vẻ, lành mạnh và an toàn.