Chiến thắng 30/4 là !important; một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đó là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Suốt 30 năm kể từ ngày Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công cả dân tộc bền bỉ, kiên cường chiến đấu hy sinh để đi tới thắng lợi trọn vẹn “đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào”, “Bắc Nam sum họp”.
Với mỗi người dâ !important;n Việt Nam, ngày 30 tháng 4 năm 1975 là một ngày lịch sử trọng đại. Đó là ngày mà chiến tranh dần đi vào dĩ vãng, đất nước sạch bóng quân thù xâm lược, hòa bình trở lại trên toàn đất nước Việt Nam. Với sự lãnh đạo tài tình sáng tạo của chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng nhân dân ta đã giành chiến thắng vang dội. Trải qua những chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc, thế hệ sau tiếp bước để đi trước và lập lên những chiến công kỳ tích; tên tuổi của các anh các chị đã khắc sâu vào nỗi lòng của mỗi người dân Việt Nam và trong tác phẩm văn học. Với tất cả các những ý nghĩa sâu sắc đó nhà xuất bản Kim Đồng đã cho ra mắt bạn đọc tác phẩm “Đất nước đứng lên”. “Đất nước đứng lên” là cuốn tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh nổi tiếng của nhà văn Nguyên Ngọc.
“Đất nước đứng lên” là một thiên anh hùng ca, ca ngợi cuộc chiến đấu anh dũng của đồng bào Thượng vùng Tây Nguyên - xứ sở của chim đ’rao, chim ưng, của đàn tơ- rưng, đàn gông - trong đó nổi bật lên hình ảnh người con ưu tú của dân tộc Ba Na, anh hùng Núp. Tác phẩm kể về cuộc đấu tranh giữ đất giữ làng của dân làng Kông Hoa, một buôn làng người Ba Na, ở Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. Nhân vật chính trong tiểu thuyết là anh hùng Núp, hiện thân của một một nhân vật có thật và là câu chuyện thật của Đinh Núp (1914 - 1999) – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam. Sách do nhà xuất bản Kim Đồng phát hành năm 2013, dày 203 trang, khổ 21cm.
Cuốn sách là câu chuyện cuộc đời chiến đấu của Núp, cho chúng ta biết được những khó khăn gian khổ trong chiến đấu chống Pháp rồi sau là Mỹ Diệm ngày ấy. Sống trong thời bình, chúng ta sẽ không thể biết thiếu muối là khó khăn thế nào trong sinh hoạt hàng ngày chúng ta cũng sẽ chẳng bao giờ phải chịu cảnh ăn củ mài, ăn tro tranh và rau rừng, làm rẫy ngày đêm một lòng đánh giặc. Câu chuyện về bài học "đoàn kết" đánh giặc, rằng giữa dân tộc này với dận tộc kia không phải từ đầu đoàn kết với nhau dễ dàng, mà dưới sự giúp đỡ của bộ đội, rồi sau là Núp và dân làng Kông Hoa, tất cả người Bana đã cùng nhau đoàn kết. Niềm vui thắng lợi đi kèm với nỗi buồn mất mát - khi người vợ, người em nằm xuống hi sinh vì tự do của người Bana nói riêng và cả nước nói chung. Độc giả cũng sẽ rơi nước mắt và nhớ mãi hình ảnh gầy gò của mẹ Núp trong đêm tiễn con tập kết ra Bắc….
Nhâ !important;n vật xuyên suốt của "Đất nước đứng lên" là Núp - nguyên mẫu từ người anh hùng đời thực Đinh Núp. Với tài năng lãnh đạo của mình anh đã thuyết phục buôn làng đứng lên chống giặc, những chiến công của Núp đều là sự thật được nhà văn Nguyên Ngọc lược kể lại từ cuộc đời của người anh hùng.
Người anh hùng Núp là sự tổng hòa của tính cách ngoan cường, kiên định trong con người Tây Nguyên cùng với tư tưởng đổi mới, tiến bộ ảnh hưởng của người Kinh. Chính người anh hùng đó bằng tài năng và sự thông minh đã dần cảm hóa dân làng, tạo nên sức mạnh kháng chiến của toàn thể Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam.
Trong bão táp của cuộc chiến tranh, tác phẩm “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc đã mang lại một hơi thở mới, một luồng sinh khí mới, như tiếp thêm sức mạnh cho mọi người dân Việt Nam. Tác phẩm đạt Giải thưởng Văn nghệ Việt Nam (1954 - 1955), được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, được chuyển thể thành phim truyền hình, được nhiều người yêu mến.
Những thông điệp gửi gắm trong tác phẩm “Đất nước đứng lên” sẽ giúp thế hệ trẻ hôm nay có cái nhìn toàn diện hơn, thêm cảm phục tinh thần chiến đấu anh dũng, sự hy sinh của những thế hệ cha anh đi trước, để trân trọng hơn giá trị của hai tiếng “Hòa Bình” mà chúng ta đang có hôm nay. Mời các thầy cô giáo, các con học sinh yêu quý tìm đọc tác phẩm “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc tại Thư viện của Trường Tiểu học Thanh Am.